Vẽ biển trên những con sò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thoạt nhìn Long như võ sư với hình tướng vạm vỡ và gương mặt có “chất”. Nhưng vẻ ngoài đánh lừa bạn, khi đó là một họa sĩ vẽ tinh tế, tỉ mỉ với từng vỏ sò, vỏ ốc để tạo nên những tác phẩm, trong có bộ sưu tập “Nữ thần Việt” được ghi vào kỷ lục Guinness của Việt Nam.

 

 La Như Long là một người cởi mở và thân thiện. Ảnh: V.VĂN
La Như Long là một người cởi mở và thân thiện. Ảnh: V.VĂN




Câu chuyện với La Như Long diễn ra tại xưởng của anh ở Phú Nhuận (TPHCM) trong khung cảnh mấy bạn trẻ cùng nhóm đang dát vàng lên tranh sơn mài. Long bảo, ngoài mảng sơn mài, hiện anh đang tìm cách dung hợp tranh lụa và tranh sơn dầu, sao cho sơn dầu có chất lụa về độ màu, hình ảnh và cách điệu để giàu bản sắc Việt. 

 

Vẽ ngọn hải đăng. Ảnh: V.VĂN
Vẽ ngọn hải đăng. Ảnh: V.VĂN



Tuy nhiên, nhiều người biết đến Long lại là mảnh tranh vỏ sò với hình ảnh thiên nhiên, con người, đặc biệt là vẻ đẹp của biển. Long bảo anh yêu biển từ khi còn là sinh viên trường Đại học Mỹ thuật TPHCM. Thấy vỏ sò rất bền, bao năm sau vẫn giữ được nguyên hiện trạng, một ý tưởng lóe lên trong anh: Tại sao không vẽ và tạo nên những bức tranh sò, vừa tạo thêm việc làm cho người dân nhất là trẻ em vùng biển đi thu gom vỏ sò, vỏ ốc lại vừa góp phần bảo vệ môi trường biển? Cái hay cũng là sáng tạo của La Như Long là cố gắng thể hiện nét đẹp, phong tục tập quán đa dạng của các miền biển khác nhau. Như với Phan Rang là các tranh sò mang đường nét của đồi cát, vẻ đẹp của đàn cừu dưới nắng chiều, của Tháp Chàm cổ kính…

Rời bỏ những công việc có mức thu nhập cao (thiết kế quảng cáo, họa sĩ tạo mẫu cho một công ty vàng bạc đá quý…), La Như Long tập hợp một số bạn trẻ thực hiện nhiều tranh trên vỏ sò, vỏ ốc tạo nên các sản phẩm trang sức như mặt dây chuyền, hoa tai… 


 

Một số sản phẩm của La Như Long. Ảnh: V.VĂN
Một số sản phẩm của La Như Long. Ảnh: V.VĂN


Vẽ lên sò khó nhất là điểm gì? Vỏ sò nhỏ, có gân nên vẽ sao cho liền lạc là rất khó, còn mặt trong láng của vỏ thì Long muốn giữ nguyên không vẽ. Long dùng màu của sơn mài và sơn acrylic cao cấp để tạo ra những sản phẩm vừa mang tính nghệ thuật vừa có độ bền. Con mắt của một họa sĩ kết hợp với những trải nghiệm giúp cho Long có được sự đa dạng trong hình và màu của tranh vỏ sò, bắt mắt người xem, trong đó bộ sưu tập “Nữ thần biển” của anh và các cộng sự cùng làm trong 8 tháng là khá ấn tượng.

Mong ước của La Như Long là  sống được với tranh vỏ sò, chia sẻ với nhiều người và làm sao để mọi người có thêm nghề mới thu nhập tốt hơn.

 

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/ve-bien-tren-nhung-con-so-817097.ldo

Theo Việt Văn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.