Vĩnh biệt "nhà Kim Dung học Việt Nam" - nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào lúc 23h25 phút ngày 6/5, "nhà Kim Dung học" - nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã giã biệt cõi tạm sau hai năm chống chọi với ung thư vòm họng.

 

Gia đình nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho biết, nhạc sĩ đã qua đời vào 23 giờ 25 phút ngày 6/5 tại tư gia, thọ 73 tuổi. Chiều 6/5, dù yếu nhưng khi có bạn bè đến thăm ông vẫn mấp máy môi nhận ra từng người.

Suốt hai năm nay, nhạc sĩ phải chống chọi với căn bệnh ung thư vòm họng và bị mất tiếng. Vào giữa tháng 10/2019 ông nhập viện vì bệnh tình trở nặng nhưng sau đó tiếp tục vượt qua được. Xuân 2020, ông vẫn tiếp tục viết báo với bút danh Đồ Bì - nhà bình luận có một không hai về kiếm hiệp Kim Dung.


 

Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển từng có nhiều tác phẩm xuất sắc bình về truyện kiếm kiệp của Kim Dung.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển từng có nhiều tác phẩm xuất sắc bình về truyện kiếm kiệp của Kim Dung.



Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển tên thật là Võ Hợi, sinh ngày 12/2/1947 tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Ông là nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo… với nhiều bút danh: Vũ Đức Sao Biển, Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại…

Ông là tác giả nhiều ca khúc vào lòng khán giả: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trên đồi xưa… Và ông cũng là tác giả hàng chục đầu sách từ biên khảo, tiểu phẩm trào phúng, tiểu thuyết, bút ký…

Theo gia đình, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển sẽ được an táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương. Linh cữu sẽ được di quan và an táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương vào 6 giờ 30 phút ngày 10/5.

Người ta gọi ông là 'Nhà Kim Dung học VN' bởi ngoài âm nhạc thì hơn nửa cuộc đời nhạc sĩ dành thời gian nghiên cứu tác phẩm Kim Dung.


 

Nhiều tác phẩm của ông đậm chất phương Nam: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trên đồi xưa…
Nhiều tác phẩm của ông đậm chất phương Nam: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trên đồi xưa…



Ộng cũng là người luôn nhắc về các triết lý của Kim Dung để đưa vào cuộc sống đời thường. Điều ông tâm đắc trong những tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung chính là: Đối phó với chân tiểu nhân còn dễ hơn đối phó với ngụy quân tử; ngàn dặm làm quan chỉ vì tiền; đồng tiền mà đến tay rồi không thất thoát một tí thì không đúng đạo lý; chết làm quỷ sứ cũng phong lưu; thương đâm trước mặt dễ tránh, tên bắn sau lưng khó phòng; kiếm báu trao liệt sĩ; phấn hồng tặng giai nhân; học thuộc ba trăm bài thơ Đường của người khác mà không viết được một bài thơ riêng cho mình thì cũng không phải là nhà thơ…
 

http://danviet.vn/van-hoa-giai-tri/vinh-biet-nha-kim-dung-hoc-viet-nam-nhac-si-vu-duc-sao-bien-1085840.html

Theo M.T (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.