Phục dựng lễ hội: Không lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi tiến hành phục dựng lễ hội truyền thống, các địa phương không nên tùy tiện, lạm dụng những hình tức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn hóa dân gian.

 

 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý lễ hội cần diễn ra dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý lễ hội cần diễn ra dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng. (Ảnh minh họa: TTXVN)



Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý các địa phương thống không nên tùy tiện, lạm dụng các hình tức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn hóa dân gian; chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, nghệ nhân khi tiến hành bảo tồn, phục dựng lễ hội dân gian truyền thống

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Công văn số 458/BCHTTDL-VHDT về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa năm 2020.

Theo đó, trong thời gian từ nay đến hết năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ hỗ trợ phục dựng, bảo tồn lễ hội truyền thống của dân tộc Lào (Điện Biên), dân tộc La Chí (Hà Giang), dân tộc Nùng (Hà Giang), dân tộc Thái (Yên Bái), dân tộc Shi La (Lai Châu), dân tộc Gia Rai (Kon Tum) và các lễ hội truyền thống tỉnh Bình Phước.

Bộ này đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh nói trên khảo sát, lựa chọn, lập hồ sơ khoa học về lễ hội được bảo tồn, phục dựng và gửi về Bộ trước ngày 20/2.

“Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh chú trọng việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc, được lưu giữ trong đời sống các dân tộc thiểu số trên địa bàn; thông qua lễ hội, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn háo dân tộc, lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tâm linh của đồng bào các dân tộc,” công văn nêu rõ.

Ngoài ra, khi tổ chức phục dựng lễ hội, các địa phương lưu ý: lễ hội cần diễn ra dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm.

Theo P. Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.