Đổi mới hoạt động của Bảo tàng tỉnh Gia Lai: Yêu cầu bức thiết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều hiện vật được dày công sưu tầm với biết bao mồ hôi, công sức của các cán bộ Bảo tàng tỉnh nhưng lại không phát huy được giá trị do thiếu cơ sở vật chất và không gian trưng bày. Đổi mới hoạt động hiện là yêu cầu bức thiết đặt ra để Bảo tàng xứng đáng là địa chỉ văn hóa-lịch sử địa phương.
Sưu tầm hiện vật ngày càng khó
Theo anh Hồ Xuân Toản-Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng tỉnh), công tác sưu tầm hiện vật ngày càng khó khăn. Trước đây, người dân thường rất hào phóng tặng hiện vật hoặc có bán thì cũng chỉ với giá của một món đồ cũ. Nhưng hiện nay, do nhiễu loạn thông tin, nhiều món đồ cũ được người dân rao bán với giá “trên trời” dù không hiểu mấy về giá trị đồ vật đang sở hữu. “Hiện vật trôi nổi hiện nay rất nhiều. Đó là hiện vật không chính thống, từ vùng này mua bán, trao đổi sang vùng khác, không mang đặc trưng vùng miền nên gây nhiều khó khăn cho công tác sưu tầm. Đối với hiện vật lịch sử, do thời gian dài không được bảo quản nên phần lớn bị hư hỏng. Đây cũng là nội dung còn yếu của Bảo tàng vì triển khai sưu tầm quá ít, đi sau các bảo tàng khác, nhất là bảo tàng quân sự”-anh Toản nêu thực trạng.
Gần 15 năm gắn bó với công tác sưu tầm hiện vật, anh Toản đã không ít lần tiếc nuối khi phải ra về tay không trước những hiện vật quý vì mức giá chủ nhân đưa ra vượt ngoài khả năng chi trả của Bảo tàng. Quy trình sưu tầm phải qua rất nhiều bước trước khi mua hiện vật như: khảo sát hiện vật, xác định giá cả, họp hội đồng khoa học thẩm định… Có khi hội đồng khoa học đồng ý mua, quay trở lại thương thảo thì chủ nhân đã bán mất. Anh Toản kể: “Tôi từng phát hiện một bộ chiêng 3 lá rất quý, rất đẹp. Nhưng sau đó, nghe nhiều luồng thông tin cho rằng đây là bộ chiêng trôi nổi, không rõ nguồn gốc nên tôi bỏ qua. Tiếc nuối nên tôi vẫn “theo dõi” số phận của nó. Qua nhiều nguồn tin xác minh, kiểm tra chéo tôi mới biết mình đã “hụt” một hiện vật quý. Điều đó làm tôi áy náy mãi”.
Giới thiệu lịch sử-văn hóa vùng đất Gia Lai cho học sinh tại Bảo tàng. Ảnh: H.N
Giới thiệu lịch sử-văn hóa vùng đất Gia Lai cho học sinh tại Bảo tàng. Ảnh: H.N
Anh Toản cho hay, những năm gần đây, thỉnh thoảng có người tới hiến tặng hiện vật nhưng cũng không tự nguyện hoàn toàn mà trên tinh thần vận động. Đối với một số hiện vật lịch sử, thường thì các cựu chiến binh đồng ý hiến tặng cho Bảo tàng. Một số người đi làm rẫy, nhặt được những hiện vật tiền sử như rìu, rựa... mang tới Bảo tàng hỏi về niên đại, giá trị, nếu không có giá trị kinh tế lắm thì họ tặng luôn. “Đối với những hiện vật này, chúng tôi vẫn lập sổ, ghi lại thông tin như phát hiện ở đâu, như thế nào, thời gian nào để sau đó tổ chức những đợt kiểm tra, đánh giá xem tại khu vực này có dấu vết những hiện vật khác nữa hay không”-anh Toản nói.
Năm 2019, Bảo tàng tỉnh được cấp kinh phí gần 200 triệu đồng cho công tác sưu tầm. Nhưng số tiền này chỉ như “muối bỏ bể” trong bối cảnh hiện vật bị đẩy giá quá mức như hiện nay. Sưu tầm hiện vật là công việc thầm lặng, đòi hỏi người làm công tác này phải thật “máu” nghề, lân la, tìm kiếm, theo đuổi đến cùng một hiện vật mới có thể đưa về bảo tàng. Khó khổ là vậy nhưng hiện vật sưu tầm được không phải lúc nào cũng phát huy được giá trị.
Cơ sở vật chất lạc hậu
Bảo tàng tỉnh được xây dựng năm 2009 nhưng do kinh phí hạn hẹp nên cơ sở vật chất không đáp ứng được tiêu chí trưng bày. Theo Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Bảo tàng tỉnh, diện tích Bảo tàng rộng nhưng lại không có kho cục bộ phù hợp để bảo quản hiện vật theo từng chất liệu: tre nứa, giấy, vải, kim loại… “Sau khi cơi nới thêm thì Bảo tàng hiện nay mới có khu vực tạm gọi là kho để bảo quản chứ không phải được thiết kế ngay từ đầu. Hướng kho nằm ngay phía Tây, nắng chiều chiếu vào, tường hấp thụ nhiệt rồi đêm phả hơi nóng gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiện vật. Vì vậy, những hiện vật bằng chất liệu giấy, vải thì chỉ một vài tháng đã hỏng chứ chưa cần chờ đến 5-7 năm. Ngoài ra, khâu xử lý ẩm, làm cửa thông gió vẫn còn bất cập”-anh Toản thông tin.
Theo tìm hiểu, cán bộ Bảo tàng “sợ” nhất là vệ sinh hiện vật. Năm 2019, Bảo tàng sưu tầm mới được 69 hiện vật, nâng tổng số hiện vật tại đây lên con số gần 11.000. Nhưng chỉ 10% trong số đó được trưng bày, còn lại cất trong kho. Hàng chục ngàn hiện vật cất kho về nguyên tắc phải được vệ sinh thường xuyên để tránh hư hại. “Hiện tại, chúng tôi chỉ bảo quản một cách cơ học, thủ công, chưa có cán bộ được đào tạo chuyên sâu, bài bản về khâu này. Phương pháp chủ yếu vẫn là bảo quản phòng ngừa, suốt ngày “thăm nom” xem hiện vật như thế nào, nếu bụi bặm thì quét dọn, lau chùi chứ chưa làm được bảo quản trị liệu (áp dụng đối với hiện vật bị hư hỏng)”-anh Toản chia sẻ.
Cần đổi mới hoạt động  
Bảo tàng tỉnh Gia Lai được đánh giá là sở hữu số hiện vật phong phú nhất khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là hiện vật dân tộc học. Tuy nhiên, giá trị lịch sử-văn hóa của hiện vật vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Theo Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ, hoạt động trưng bày hiện tại của Bảo tàng không khác gì mấy chục năm trước đây, chưa tạo được sự tương tác với người xem. “Cần đổi mới trưng bày theo hướng mở, để hiện vật thể hiện được câu chuyện của nó. Không phải lúc nào hiện vật cũng phải để trong tủ kính, ở những vị trí có sự tách biệt (trừ những trường hợp hiện vật đặc biệt, cấm sờ, chạm vào). Hơn nữa, việc không có lớp ngăn cách sẽ tạo sự tương tác, gần gũi, giúp khách tham quan cảm nhận về hiện vật tốt hơn”-anh Toản nói.
Số lượng hiện vật cất kho của Bảo tàng tỉnh hiện rất lớn, phong phú, trong đó những hiện vật quý, được các thế hệ cán bộ dày công sưu tầm trong thời gian dài. Nhưng nhiều trong số đó chưa phát huy giá trị, gây lãng phí công sức sưu tầm. Anh Toản đề xuất: “Có thể đổi mới cách trưng bày theo chủ điểm trong khoảng thời gian nhất định, sau đó cất kho và tiếp tục đưa hiện vật khác ra trưng bày. Sự đổi mới này tạo nét hấp dẫn, thu hút khách tham quan khi có sự khác biệt trong mỗi lần đến. Bên cạnh đó, về mặt bảo quản, cách làm này cũng giúp hiện vật được “nghỉ ngơi”. Tuy nhiên, để đổi mới thường xuyên như vậy thì cần kinh phí và nhân lực, trong khi đây là cái khó lớn nhất của Bảo tàng hiện nay”.
 HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.