Mười tác phẩm văn học hay nhất thập kỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm 2019 sắp khép lại, nhiều tờ báo lớn như tạp chí Time hay báo The New York Times đã tổng kết 10 năm văn học nghệ thuật vừa qua. Hai bản danh sách "top 10" theo từng năm vừa được các tờ báo này công bố. Dĩ nhiên, một bảng xếp hàng dẫu đến từ tờ báo uy tín cách mấy cũng sẽ gây tranh cãi vì không thỏa mãn được sở thích của toàn bộ số đông.
Nhìn qua danh sách "10 tác phẩm hư cấu hay nhất thập kỷ" của Time có thể thấy một tập hợp đa dạng từ trinh thám (tiểu thuyết "Cô gái mất tích") đến văn học tuổi teen (tiểu thuyết "Những đốm lửa lưu lạc") hay kỳ ảo (tiểu thuyết "Chuỗi đời bất tận"). Ta cũng thấy những tiểu thuyết đồ sộ như "Americanah" của Chimamanda Ngozi Adichie và cả tập truyện ngắn "Ngày mười tháng mười hai" của George Saunders. Những nhà phê bình đã cố hết sức để chiều lòng những người hâm mộ khác nhau nhưng dĩ nhiên danh sách này vẫn được lập ra không phải bởi cái nhìn viễn kiến mà chỉ gói gọn trong những thứ chí ít đã được dịch sang tiếng Anh. Khó có thể từ đây phác họa diện mạo của nền văn học thế giới suốt 10 năm qua khi chỉ tập trung vào những tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ phổ biến này.
Không một tiểu thuyết nào đến từ châu Á hay châu Phi được xuất hiện trong danh sách kể trên. Thước đo của nó có lẽ chỉ dựa vào các danh sách bán chạy, độ phổ biến cũng như các giải thưởng trong cộng đồng Anh ngữ mà đáng tiếc đã bỏ qua nhiều kênh tuyển lựa khác.
Tuy nhiên, đây là thiểu số có tiếng nói, đã phần nào cho thấy được những băn khoăn của con người hiện đại trong thời gian vừa qua. Những chủ đề về nhập cư và sắc tộc phản ánh trong "Americanah" của Chimamanda Ngozi Adichie góp thêm tiếng nói cho một góc nhìn rộng hơn về một tình trạng ngày càng nhức nhối trong thế giới hiện đại. Cùng đề tài sắc tộc, trong danh sách này còn có "The Sellout" của Paul Beatty. Lấy bối cảnh Los Angeles - Mỹ, cuốn tiểu thuyết mổ xẻ vấn nạn kỳ thị chủng tộc diễn ra ở nơi được cho là cởi mở cũng như là trung tâm của văn minh thế giới.
 Một trong 10 tiểu thuyết hay nhất 10 năm qua do tạp chí Time bình chọn được xuất bản tại Việt Nam
Một trong 10 tiểu thuyết hay nhất 10 năm qua do tạp chí Time bình chọn được xuất bản tại Việt Nam
Sự đổ vỡ những giá trị thiêng liêng cũng là vấn đề mà thế giới hiện đại đang đối mặt. Nếu tiểu thuyết "Những đốm lửa lưu lạc" là cuộc trốn chạy của hai mẹ con trước những đổ vỡ và bất hạnh của gia đình hiện đại thì "Cô gái mất tích" là sự hoài nghi về tình yêu, tình vợ chồng. Dù là tiểu thuyết trinh thám và đôi chỗ bi kịch bị phóng đại quá mức bởi một tâm hồn bệnh hoạn, "Cô gái mất tích" cũng đã nói lên được những vấn đề muôn thuở của hôn nhân, trên nền thời đại mới.
Điểm qua một vài tác phẩm trong danh sách trên, có thể thấy chúng đã phần nào đưa ra được vài nét phác thảo những vấn đề nổi cộm của thế giới, cũng như cái nhìn bi quan của những nhà văn hay những người lập danh sách trước những gì đã xảy ra trong suốt thập niên qua, đã được văn học phản ánh.
Một số tác phẩm trong danh sách "10 tác phẩm hư cấu hay nhất thập kỷ" của tạp chí Time đã xuất bản tại Việt Nam: "Ký ức đen" - Jennifer Egan (NXB Trẻ, 2016); "Cô gái mất tích" - Gillian Flynn (Alphabooks và NXB Lao động); "Chuỗi đời bất tận" - Kate Atkinson (Đinh Tị và NXB Lao động, 2018); "Ngày mười tháng mười hai" - George Saunders (Nhã Nam và NXB Văn học, 2016); "Những đốm lửa lưu lạc" - Celeste Ng (Phương Nam và NXB Phụ nữ, 2019).
Theo Huỳnh Trọng Khang (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.