Trại sáng tác VH-NT Tây Nguyên 2019: Những trải nghiệm đáng nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ ngày 1 đến 10-7, Nhà sáng tác Đà Nẵng (phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) đã đón 15 tác giả thuộc các Hội Văn học Nghệ thuật khu vực Tây Nguyên về tham dự trại sáng tác. Chương trình do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) tổ chức. Tại đây, các tác giả đã lao động nghệ thuật nghiêm túc để cho ra đời không ít những tác phẩm đáng trân quý.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nhất Hạnh (thứ 2 từ trái sang) trong chuyến tác nghiệp cùng các nhiếp ảnh gia tham gia trại sáng tác. Ảnh: Thạch Thảo
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nhất Hạnh (thứ 2 từ trái sang) trong chuyến tác nghiệp cùng các nhiếp ảnh gia tham gia trại sáng tác. Ảnh: Thạch Thảo
Nhà văn Tùng Điển-Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VH-NT) Việt Nam cho hay, trại sáng tác lần này dành riêng cho giới văn nghệ sĩ của 5 tỉnh Tây Nguyên, trong khi mỗi năm chỉ có 1-2 đợt trại được tổ chức. Đáng mừng khi các tác giả có tên trong giấy triệu tập đã tề tựu đông đủ trong ngày khởi động trại; riêng Hội VH-NT Gia Lai có 3 tác giả tham dự gồm: Nhất Hạnh, Đào An Duyên, Nguyễn Lữ Thu Hồng thuộc các chuyên ngành Nhiếp ảnh, Văn học. Đặc biệt, trại sáng tác khu vực Tây Nguyên 2019 được tổ chức tại Đà Nẵng không chỉ thu hút các hội viên lớn tuổi, có bề dày thành tích trong hoạt động nghệ thuật của địa phương mà còn lôi cuốn cả những cây bút trẻ, ưa thích sáng tạo và bứt phá. Sự giao lưu, học hỏi và kế thừa những giá trị văn chương đích thực giữa người trẻ và lớp văn nghệ sĩ đi trước cũng chính là một trong những điều mà Ban tổ chức khuyến khích và mong mỏi.
Nếu xem vốn sống, sự hiểu biết và năng lực liên tưởng sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng làm nên một tác phẩm văn chương nghệ thuật “ra tấm ra món” thì mô hình trại sáng tác lần này khá lý tưởng cho những ai luôn muốn đi tìm cái mới. Trong 10 ngày tham dự trại, mỗi hội viên đều được hỗ trợ các điều kiện sinh hoạt một cách chu đáo nhất. Ngoài những giờ sinh hoạt chung nhằm gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm sáng tác, hầu hết thời gian còn lại đã được các tác giả linh động tổ chức nhiều chuyến đi thực tế nhằm tham quan, thu thập tư liệu, bổ sung kiến thức và nuôi dưỡng cảm xúc… Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nhất Hạnh-hội viên chuyên ngành Nhiếp ảnh Hội VH-NT Gia Lai-chia sẻ: “Tuy có chút vất vả nhưng những chuyến đi đến bán đảo Sơn Trà, loanh quanh trên tuyến đường Tiên Sa từ mờ sáng để chụp cận cảnh voọc đi kiếm ăn khiến chúng tôi thêm phần hứng khởi. Đôi khi ham đi chụp đến nỗi bỏ quên bữa cơm ở trại. Tôi thích thú nhất là bắt trọn được khoảnh khắc voọc mẹ đang ôm ấp voọc con trên cành cây la đà. Tôi đã đặt cho tác phẩm của mình cái tên “Tình mẫu tử”.
Ngoài bán đảo Sơn Trà thì chùa Linh Ứng, chùa Non Nước, Khu Du lịch Bà Nà Hills, Phố cổ Hội An, bãi tắm Mỹ Khê… cũng là các điểm đến được lựa chọn nhiều nhất trong chuyến đi thực tế của các văn nghệ sĩ lần này. Không hẳn là chuyến nghỉ dưỡng như một số người vẫn nghĩ, chính cảnh sắc thiên nhiên đầy thơ mộng, cùng với vẻ đẹp năng động của vùng đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống” như Đà Nẵng đã thực sự trở thành niềm cảm hứng thôi thúc các tác giả đam mê sáng tạo.
Tại buổi lễ bế mạc Trại sáng tác VH-NT khu vực Tây Nguyên sáng 10-7, anh Hoàng Việt-hội viên Hội VH-NT Kon Tum kiêm Trại trưởng Trại sáng tác-cho biết: “Chỉ trong 10 ngày tham dự trại, tổng cộng có đến 87 tác phẩm ở cả 2 chuyên ngành được nộp về đúng thời hạn quy định, trong đó có 30 tác phẩm nhiếp ảnh, 1 trường ca, 2 chương tiểu thuyết, 10 truyện ngắn, 1 bút ký, 1 tản văn và 42 bài thơ. Đó thực sự là một kết quả gây bất ngờ”. Mỗi tác giả đều đã đóng góp 2 tập bản thảo sáng tác của mình, 1 tập được trao cho ông Nguyễn Song Hiển, đại diện Nhà sáng tác Đà Nẵng để làm lưu niệm, tập còn lại được trao cho nhà văn Đỗ Kim Cuông-Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VH-NT Việt Nam để chuẩn bị cho công tác tuyển chọn, in sách.
Cũng trong lễ bế mạc, nhà văn Đỗ Kim Cuông đã ghi nhận những nỗ lực trong lao động nghệ thuật của anh chị em nghệ sĩ khu vực Tây Nguyên, đồng thời nhắn nhủ: “Hy vọng trại sáng tác lần này đã tạo cơ hội cho anh chị em văn nghệ sĩ có thêm những trải nghiệm mới mẻ, hòa mình vào dòng chảy của đời sống văn chương-nghệ thuật đương đại. Điều quan trọng nhất là phải kế thừa được tinh hoa của văn hóa truyền thống, phát huy nội lực, cá tính của bản thân để góp phần đưa tác phẩm đi sâu đi sát vào cuộc sống, hun đúc và lan tỏa những giá trị của cái đẹp...”.
Thạch Thảo

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.