Lựa chọn của nhà báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, cùng với các hoạt động chào mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6, sự quan tâm chia sẻ, động viên của lãnh đạo các cấp, các ngành, bạn đọc gần xa đem đến cho báo giới rất nhiều khích lệ, niềm vui.
  Quang cảnh buổi Tọa đàm kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6. Ảnh: Đ.T
Quang cảnh buổi Tọa đàm kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6. Ảnh: Đ.T
Đảng, Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực báo chí với hàng loạt chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho báo chí phát triển vững mạnh, hoạt động thuận lợi, đời sống nhà báo được cải thiện. Tại Gia Lai, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội, các đơn vị, địa phương và đông đảo bạn đọc cũng luôn dành sự quan tâm đến sự nghiệp báo chí tỉnh nhà. Với sự quan tâm đó, báo chí địa phương đã sáng tạo, nỗ lực tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội; phát huy rất tốt vai trò phản biện góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh và tiến bộ; đặc biệt là định hướng dư luận và đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch.
Trước sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, báo chí nói chung, những người làm báo địa phương nói riêng càng nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình, làm sao để tờ báo xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Hiện nay, mặt trái xã hội như: đạo đức xuống cấp, thói thực dụng, vô tâm, làm giàu bằng mọi thủ đoạn, ô nhiễm môi trường, tội phạm và tệ nạn, tham nhũng, tiêu cực… là những thách thức rất lớn mà hệ thống chính trị các cấp, các ngành chức năng phải tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, trong đó có trách nhiệm của báo chí.
Trong đội ngũ những người làm báo cũng đang tồn tại những “con sâu làm rầu nồi canh”. “Tai nạn nghề nghiệp” trong làng báo là có nhưng đơn lẻ và không chủ tâm. Nhưng còn đó không ít nhà báo lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để làm điều phi pháp, vi phạm tôn chỉ mục đích, quy chế đạo đức nghề nghiệp, bị pháp luật nghiêm minh trừng trị.
Trên thực tế, không cứ nghề báo mới nguy hiểm, phức tạp hay vẻ vang, cao quý. “Chỉ có người hèn chứ không có nghề hèn”-Bác Hồ đã dạy như vậy. Với bất cứ nhà báo nào, vấn đề luôn đặt ra đối với họ là chấp nhận dấn thân, dũng cảm đương đầu với khó khăn, nguy hiểm, không khoan nhượng trước cái xấu, cái ác, cái tiêu cực hay “dĩ hòa vi quý”, “bình chân như vại” đánh đổi “một sự nhịn chín sự lành” cốt “an phận thủ thường” để “vinh thân phì gia”. Thời không bom đạn không có nghĩa là không thử thách, nguy hiểm. “Viên đạn bọc đường” là cổ phiếu, bất động sản, dự án, nhà lầu, xe hơi, vàng bạc đá quý, ngoại tệ, gái đẹp… của phe cánh, nhóm lợi ích, của những mưu cầu phi lý đã làm không ít cán bộ công quyền, thậm chí là ở cấp cao phải vướng vào vòng lao lý và nhà báo cũng không là ngoại lệ. Đây là bài học nhãn tiền dành cho nhiều nhà báo trong thực tại, khi bẻ cong ngòi bút, đi ngược lại tôn chỉ, mục đích báo chí cách mạng.
Thực trạng đó ít nhiều làm suy suyển niềm tin, sự yêu mến của lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, độc giả đối với báo chí. Vậy nên, kiên quyết tránh xa tiêu cực, chấp hành nghiêm quy định pháp luật, củng cố vững chắc đạo đức làm nghề và không ngừng học tập, rèn luyện, cọ xát thực tế để nâng cao trình độ mọi mặt, trong đó có kỹ năng, nghiệp vụ là lựa chọn quan trọng nhất để gắn bó với nghề của nhà báo hiện nay. Lãnh đạo báo chí phải đi đầu thực hiện điều này để làm gương cho đội ngũ của mình. Nhà báo lại phải nghiêm túc học tập, rèn luyện để tiến bộ, nhận diện, phân tích đúng-sai, để có thái độ lựa chọn và quyết định đúng đắn. Yêu cầu trọn vẹn ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê là sự thể hiện đầu tiên của bản lĩnh, của lòng tự trọng người làm báo. Không ngừng sáng tạo, nghiêm túc giữ mình không để quyền lực, vật chất, thói hư tật xấu lũng đoạn chi phối làm cho sa ngã hư hỏng… tiếp tục là những đòi hỏi cấp thiết đối với nhà báo trong hiện tại và tương lai.
Khi đặt vấn đề lựa chọn chỗ đứng của nhà báo hiện nay thì những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh-người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam: “Viết cho ai, viết cái gì, viết như thế nào, viết để làm gì?” vẫn nguyên giá trị thời sự về phương pháp-phương pháp làm báo khoa học, tôn trọng hiện thực khách quan nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tính định hướng, tính tư tưởng. Điều mà làm được như thế, nhà báo chính là người chiến sĩ, và trang giấy, cây bút là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa vậy.
 THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.