'Kiêu hãnh Trường Sơn': Chân dung những cô gái tuyến đường huyền thoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dựa trên lời kể cùng chân dung của 60 cựu nữ chiến sỹ, thanh niên xung phong, cuộc sống nơi chiến trường Trường Sơn đã hiện lên đậm màu lính nhưng cũng đậm chất nữ tính với những câu chuyện dung dị.
(Ảnh: PV/Vietnam+)
(Ảnh: PV/Vietnam+)
Hàng nghìn hình ảnh, hiện vật, tư liệu quý… về cuộc chiến trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại đã được tập hợp tại triển lãm “Kiêu hãnh Trường Sơn,” vừa khai mạc sáng 16/5 và trưng bày tới hết ngày 15/7 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội.
Sự kiện nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh-Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (1959-2019).
Không gian triển lãm được chia làm ba chủ đề trưng bày: Dấu ấn một huyền thoại; Những bông hồng thép; Phía sau cuộc chiến… đã tái hiện con đường thời gian về Trường Sơn với sự bền bỉ của ý chí, sức mạnh của trái tim, khát vọng của tuổi trẻ và cả những hồn nhiên đời thường…
Triển lãm như thước phim quay chậm tái hiện những khoảng rừng, con suối, chiếc xe, hố bom, những đêm mùa khô thiếu nước hay những ngày lặn ngụp trong mùa mưa đến nỗi cả tháng quần áo chẳng thể khô… để hiểu hơn về lực lượng chiến sỹ đặc biệt: những cô gái trên tuyến đường Trường Sơn.
 (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Dựa trên lời kể cùng chân dung của 60 cựu nữ chiến sỹ, thanh niên xung phong, cuộc sống nơi chiến trường Trường Sơn đã hiện lên đậm màu lính nhưng cũng đậm chất nữ tính với những câu chuyện dung dị, đời thường chứa đựng nỗi niềm của người con gái nơi chiến trường ác liệt.
Con đường Trường Sơn đã để lại những cái tên làm nên huyền thoại như: 10 cô gái Thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc, Tiểu đoàn nữ chiến sỹ Trưng Trắc của tỉnh Hà Tây, Đội nữ chiến sỹ lái xe mang tên người nữ anh hùng quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Hạnh, Tiểu đoàn Vận tải 232 thuộc Cục Hậu cần Quân khu V, hay những cái tên bất tử như Hồ Kan Lịch, La Thị Tám, Nguyễn Thị Huấn, Hồ Thị Thu Hiền, Định Thị Thu Hiệp…
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên từng thán phục: Trên chiến trường Trường Sơn, trên tuyến đường mang tên Bác Hồ vĩ đại có đội ngũ nữ chiến sỹ Trường Sơn “huyền thoại của huyền thoại.” Họ có mặt ở mọi nơi, mọi thời điểm, mọi công tác, mọi binh chủng. Công tác, chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mang trên mình khí phách Bà Trưng, Bà Triệu.
Nụ cười ngày ấy-bây giờ của cựu chiến sỹ Trường Sơn Lê Thị Vọng Hương. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nụ cười ngày ấy-bây giờ của cựu chiến sỹ Trường Sơn Lê Thị Vọng Hương. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
 
Họ là những anh hùng, nhưng cũng là con gái. Cái thời mà mái tóc dài, đen mượt là một trong những chuẩn mực vẻ đẹp của người con gái, vậy mà “vào chiến trường hay bị sốt rét nên tóc rụng hàng ngày, có chị rụng trọc cả đầu. Người khóc, người hoảng sợ nên không dám chải đầu vì từng mảng tóc cứ rời ra.”
Đâu chỉ có vậy, ghẻ lở, sốt rét, bệnh phụ khoa cũng là “đặc sản” trên đất Trường Sơn và cũng chỉ có phụ nữ mới hiểu cái vất vả, khổ sở khi “đến tháng” mà điều kiện không thể đáp ứng...
Vào chiến trường, bom đạn, cái chết các chị không sợ, nhưng lại sợ vắt, sợ xấu, sợ ma khi hành quân trong bóng đêm hay phát khóc khi gặp trăn trong lúc đi hái rau rừng. Ở nơi ấy, các “nữ nhi” đã phải trải qua nhiều cảm xúc lên tới đỉnh điểm của những yêu thương, căm thù, ám ảnh, mất mát, sợ hãi, kiên cường…
Và hôm nay, chiến tranh đã lùi xa nhưng trong trái tim họ vẫn ngời sáng một niềm “Kiêu hãnh Trường Sơn”.
M.Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...