Lấy trường ca dựng chân dung hoàng đế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tạ Chí Tào sinh ra và lớn lên ở quê hương thượng võ Tây Sơn (tỉnh Bình Định), hiện là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai.
Từ tuổi ấu thơ đến khi trưởng thành, anh được tắm gội trong không gian địa văn hóa nổi tiếng của một vùng kinh đô uy quyền và vàng son một thuở, đó là thành Đồ Bàn, sau này là thành Hoàng Đế, nhưng giờ đã trở thành dĩ vãng và hoài niệm trong ký ức mọi người như một huyền thoại kỳ ảo và lung linh sử lịch. Nơi đây trở thành huyền tích kinh xưa với bao sự kiện và con người anh minh, kỳ vĩ gắn liền với những bước đi lớn của lịch sử và văn hóa dân tộc, trong đó, nổi bật là hình tượng người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ.
Xuất phát từ lòng biết ơn, tự hào và ngưỡng vọng về vị anh hùng “áo vải cờ đào” ấy của quê hương mình, Tạ Chí Tào đã ấp ủ, tâm nguyện dựng lại cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung bằng tiếng nói thi ca với điểm nhìn nghệ thuật vừa gần gũi vừa siêu hình, gián cách từ độ lùi lịch sử 230 năm (1789-2019) Ngày chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, Quang Trung đại phá quân Thanh, lập lại nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
    Bìa trường ca “Cờ đào  Tây Sơn”. Ảnh: H.T.H
Bìa trường ca “Cờ đào Tây Sơn”. Ảnh: H.T.H
Trường ca gồm hơn 500 câu thơ lục bát, chia thành 4 chương: Đất nước; Tây Sơn Thượng; Tây Sơn Hạ và các vùng miền; Lập nền thống nhất, xây dựng độc lập, tự do. Điều đặc biệt của cấu trúc trường ca này, như tác giả thổ lộ trong lời ngỏ đầu tác phẩm, là “song hành với mỗi một trang của tác phẩm, tôi đã dành từng ấy trang tương ứng mà tôi đã dụng công sưu tầm, chọn lọc từ những lời của các nhà lãnh tụ, các tướng lĩnh, giáo sư, tiến sĩ, nhà văn, nhà thơ lớn của nước mình và những bạn bè thân hữu đã thành danh, với mong muốn có một mà hơn một”. Điều này cũng làm sinh động, xác tín và bổ sung thêm những thông tin mới về cuộc đời và những quan hệ gần gũi khác của Nguyễn Huệ thời thanh niên ở quê nhà. Nhiều chi tiết mới ở chương 2 và chương 3 mà tác giả cung cấp bằng thơ là rất quý.
Toàn bộ tập trường ca được viết theo thể thơ lục bát truyền thống mà tính chất của nó là kết hợp cả 2 bình diện: lục bát nghệ thuật và lục bát ứng dụng. Vì vậy, bên cạnh những khổ lục bát trữ tình nghệ thuật, tác giả lại chen ghép những câu, những khổ lục bát mang tính diễn ca, mang tính tuyên truyền, cổ vũ rõ nét. Ví như để nói về ý đồ và biện pháp kết đoàn dấy binh khởi nghĩa của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, tác giả dẫn dắt câu chuyện cụ thể:
Lá cờ đỏ, núi rừng xanh
Y trang thủ lĩnh hùng anh màu cờ
Niềm tin chủ đạo quân cơ                              
Đồng bào dân tộc đạo thờ thần linh
Nhất tìm vị trí địa hình
Thuận thiên, nhân lực dân binh đồng tình
Lấy nhà giàu cấp người nghèo
Tây Sơn tụ nghĩa nông theo đức tài
Khéo dừng đúng lúc không dài
So trong ngoài nước ít ai sánh tày.
Vừa bám vào chính sử để ghi lại những sự kiện trọng đại, tác giả vừa ưu tiên khắc họa bổ sung khía cạnh con người đời tư, hoàn cảnh gia đình và quê hương của Quang Trung, nhất là ở chương 2 và chương 3 để hình tượng trở nên sinh động, gần gũi. Đó chính là cơ sở để kết tinh thành những phẩm chất tối ưu của vị anh hùng “áo vải cờ đào” đánh Nam dẹp Bắc, bách chiến bách thắng nội loạn và ngoại xâm trong thời gian ngắn, mà lừng lẫy nhất là cuộc diễu binh thần tốc đánh tan 29 vạn quân Thanh ở trận Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa lịch sử. Chiến công của Quang Trung đã làm rung động đất trời và lòng người, được vua Lê cảm động và liền gả Ngọc Hân công chúa cho Quang Trung. Một cuộc tình mà rồi sau sẽ thành mối tình tuyệt đẹp và chung thủy, nghĩa ân trong lịch sử:
Trời xanh hồng đất đẹp thay
Cành đào xứ Bắc vui ngày Phú Xuân
Thiên duyên tơ ước quây quần
Giang sơn xuân sắc thắm phần thủy chung
Từ Tây Sơn đến Thăng Long
Bắc cung hoàng hậu đẹp lòng miền Trung
Mai đào Nam Bắc tương phùng
Ngọc Hân, hoàng đế Quang Trung Tây triều
Chương cuối cùng của trường ca, tác giả dành để khẳng định công đức và sự nghiệp vĩ đại của người anh hùng dân tộc Quang Trung khi đã đánh tan kẻ thù, giành độc lập dân tộc và thống nhất non sông: “Tây Sơn rạng rỡ cờ đào/Ánh vàng tâm chính Hoàng bào thần nông/Nguyễn triều lên xuống rồi không/Sang trang sử mới non sông Tiên Rồng”.
Để Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau rạng ngời non sông, bờ cõi:
Cờ đào sắc thắm sử xanh
Sao vàng cờ đỏ kết thành Việt Nam!
Cách triển khai câu chuyện cho tác phẩm như vậy, Tạ Chí Tào đã đạt được mục tiêu đề ra cho trường ca của mình là trực tiếp đi vào sự tiếp nhận của độc giả, đặc biệt là độc giả phổ thông. Dù vậy, không phải lúc nào anh cũng đạt được hiệu quả nghệ thuật như mong muốn. Nhiều câu, nhiều khổ do tuân thủ vần luật lục bát nên có những vênh lệch về ý tưởng; do ép vần nên vụng ý; nhiều hình ảnh và cảm xúc không theo kịp ý nghĩ và không logic với câu chữ hoặc ngược lại. Nhưng nhìn tổng thể mà nói, trường ca Cờ đào Tây Sơn của Tạ Chí Tào đã đạt được ý nguyện và tâm nguyện của chính tác giả là: “Phong trào khởi nghĩa nay đã gần 250 năm…Với đề tài rộng lớn, tự biết mình còn nhiều hạn chế, tuy rất cố gắng, nhưng không tránh khỏi thiếu sót”. Đó là tâm sự chân thành và đáng quý của một người tự biết mình, biết công việc sáng tạo là không hề dễ dàng và không phải lúc nào cũng diễn ra như mình mong muốn.
PGS. TS Hồ Thế Hà

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.