Biến điện thoại di động vứt đi thành tác phẩm nghệ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người ta thường vứt đi những chiếc điện thoại di động đã lỗi thời hoặc hư hỏng. Hiếm ai biết được rằng món đồ điện tử tưởng chừng như không còn giá trị sử dụng lại có thể biến thành tác phẩm nghệ thuật.

 Nghệ sĩ Desire Koffi.
Nghệ sĩ Desire Koffi.



Hiện tại, anh Desire Koffi đang trở thành một trong những nghệ sĩ có sự ảnh hưởng trong nền nghệ thuật đương đại ở đất nước Bờ Biển Ngà sau khi công bố hàng loạt các tác phẩm tranh từ... điện thoại di động. Theo Reuters, nghệ sĩ này thường đi bộ qua khu vực Koumassi, vùng ngoại ô của thành phố Abidjan, Bờ Biển Ngà để thu thập điện thoại di động cũ làm nguyên liệu cho tác phẩm nghệ thuật. Việc tái chế lại rác thải điện tử của nghệ sĩ này không chỉ khiến giới nghệ thuật kinh ngạc mà còn đánh thức mọi người về việc bảo vệ môi trường.

Đây là nguyên liệu tạo nên tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ đến từ Bờ Biển Ngà. Ảnh: Reuters
Đây là nguyên liệu tạo nên tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ đến từ Bờ Biển Ngà. Ảnh: Reuters



Sau khi tìm được những chiếc điện thoại di động đã bị vứt đi, nghệ sĩ 24 tuổi này dùng búa và kìm tháo rời màn hình và bàn phím ra khỏi máy rồi sử dụng chúng để tạo thành các bức tranh. Được biết, nghệ sĩ  Desire Koffi lớn lên ở vùng Koumassi. “Mục tiêu số một của tôi là cố gắng để giảm rác thải điện tử được tìm thấy trên đường phố và trong các thùng rác. Tôi mong sự cố gắng nhỏ bé của mình có ích cho xã hội”, anh nói.

Với dân số khoảng 5,5 triệu người, hàng năm thành phố Abidjan thải ra khoảng 1.500 tấn chất thải điện tử. Nghệ sĩ Desire Koffi khẳng định rằng các tác phẩm nghệ thuật của mình có thể biến một số lượng chất thải đáng kể thành tiền và còn giúp môi trường xanh sạch hơn.


 

Tác phẩm nghệ thuật từ rác thải điện tử. Ảnh: Reuters
Tác phẩm nghệ thuật từ rác thải điện tử. Ảnh: Reuters
 Nghệ sĩ Desire Koffi sử dụng điện thoại di động  hư, cũ làm chất liệu cho tác phẩm nghệ thuật Ảnh: Reuters
Nghệ sĩ Desire Koffi sử dụng điện thoại di động hư, cũ làm chất liệu cho tác phẩm nghệ thuật Ảnh: Reuters
Một công đoạn trong qua trình sáng tạo. Ảnh: Reuters
Một công đoạn trong qua trình sáng tạo. Ảnh: Reuters
Một tác phẩm của nghệ sĩ Desire Koffi. Ảnh: Reuters
Một tác phẩm của nghệ sĩ Desire Koffi. Ảnh: Reuters


Rác thải điện tử là những sản phẩm điện hoặc điện tử đã bị hư hỏng, lỗi thời như đầu đĩa DVD, máy in, tivi, điện thoại, laptop... Trong loại rác thải này có rất nhiều chất độc gây hại cho sức khỏe con người như chì, thủy ngân... Rác thải điện tử được xem là loại rác thải cực kỳ độc hại, có nguy cơ hủy diệt môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Đào Minh (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.