Món quà tinh thần nhiều ý nghĩa của những người "gieo chữ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Kết thúc Liên hoan văn nghệ ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Gia Lai chào mừng Ngày 20-11, Phòng GD-ĐT TP.Pleiku xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn. Xếp sau là các Phòng GD-ĐT huyện Phú Thiện, Chư Prông, Ia Grai...Nhưng vị trí thứ hạng, giải thưởng chỉ là phần nổi của liên hoan, điều quan trọng hơn khi sân chơi này thực sự trở thành món quà tinh thần nhiều ý nghĩa của những người đi “gieo chữ”.
Nhà Thiếu nhi tỉnh Gia Lai chật kín chỗ ngồi trong đêm công diễn và trao giải liên hoan văn nghệ ngành GD-ĐT diễn ra vào tối qua (15-11). 10 tiết mục được chọn công diễn đến từ Phòng GD-ĐT TP.Pleiku và các huyện Phú Thiện, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Pah...Các đơn vị Trường THPT Phan Bội Châu, Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT Đông Gia Lai...khiến người xem được mãn nhãn với các tiết mục được dàn dựng công phu, hoành tráng. Thầy-cô giáo trở thành những nghệ sĩ cháy hết mình trên sân khấu với vũ điệu thuần thục, chuyên nghiệp, thể hiện sự nghiêm túc trong tập luyện. 
Tiết mục đơn ca của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT Đông Gia Lai được chọn công diễn tại buổi lễ trao giải. Ảnh: Nguyễn Giang
Tiết mục đơn ca của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT Đông Gia Lai được chọn công diễn tại buổi lễ trao giải. Ảnh: Nguyễn Giang
Cô Phạm Thị Thu Hòa-giáo viên Trường Mầm non Hoa Hồng (huyện Phú Thiện) chia sẻ: “Đây là năm đầu tiên tôi đi dạy sau khi ra trường. Khi được chọn để tham gia liên hoan văn nghệ của ngành, tôi rất vui mừng. Cả đội đã nghiêm túc tập luyện và  thực sự hạnh phúc khi tiết mục múa “Rừng khát” được chọn công diễn. Và phải nói là cả đoàn Phú Thiện đã vỡ òa mọi cảm xúc, nhảy lên sung sướng, hò reo vui mừng như một đứa trẻ khi tiết mục này được xướng tên ở hạng mục giải nhất dành cho thể loại múa”. Cô Nguyễn Thị Thu Hiền-chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Phú Thiện đã rơi nước mắt và gần như không nói lên lời bởi quá vui, quá hạnh phúc. Điều này đã thể hiện được giá trị tinh thần vô giá mà liên hoan văn nghệ ngành GD-ĐT đã mang lại. 
Không ngại đường xa đến cổ vũ anh em, đồng nghiệp, thầy Bùi Công Năm-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Ia O, huyện Ia Grai) nói: “Trường tôi có cử một cô giáo tham gia liên hoan văn nghệ lần này. Khi hay tin tiết mục của Phòng GD-ĐT huyện được chọn công diễn, các thầy-cô trong trường đã đi cổ vũ rất đông. Dự định ban đầu là chỉ xem tiết mục của đơn vị mình nhưng tôi đã ngồi lại đến cuối buổi vì tất cả các tiết mục được công diễn đêm nay đều quá tuyệt vời. Cảm giác các thầy-cô đều là những diễn viên chuyên nghiệp từ thần thái biểu diễn đến kỹ năng sân khấu”. Đêm công diễn còn thu hút rất đông học sinh tham gia cổ vũ, các em đều cảm thấy thích thú khi thấy thầy-cô giáo của mình trang điểm đẹp, mặc đồ đẹp biểu diễn trên sân khấu như những diễn viên thực thụ.
Phòng GD-ĐT TP.Pleiku vui mừng với giải nhất toàn đoàn. Ảnh: Nguyễn Giang
Phòng GD-ĐT TP.Pleiku vui mừng với giải nhất toàn đoàn. Ảnh: Nguyễn Giang
5 năm mới tổ chức 1 lần, liên hoan văn nghệ ngành GD-ĐT là sân chơi nghệ thuật hiếm hoi dành cho những người làm công tác giáo dục. “Chúng tôi mong muốn sân chơi này là dịp để thầy cô giao lưu, tạo sự gắn kết trong toàn ngành. Liên hoan còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, giáo viên khi ngày tri ân nhà giáo đang đến gần. Sự cho phép học sinh cùng tham gia biểu diễn tại liên hoan còn giúp cho tình cảm thầy-trò trở nên gần gũi hơn, hiểu nhau hơn, từ đó học tập tốt hơn”-ông Lê Duy Đinh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, Trưởng ban tổ chức cho biết.
Về góc độ chuyên môn, nghệ thuật, liên hoan lần này được đánh giá rất cao. NSND Xuân La-thành viên Ban giám khảo nói: “Quá hoành tráng và tuyệt vời! Tôi rất vui khi thấy nghệ thuật được xem trọng, được đầu tư công phu từ trang phục, đạo cụ, dàn dựng. Những người nghệ sĩ không chuyên đã nghiêm túc tập luyện và sống hết mình trên sân khấu. Rất nhiều tiết mục mang ý nghĩa lớn như “Hồn cồng” của Phòng GD-ĐT Chư Prông. Đó là sự tổng hòa của văn hóa và nghệ thuật. Do đó, tôi đánh giá rất cao liên hoan văn nghệ của ngành GD-ĐT năm nay".
Ngày tri ân những người đi “gieo chữ” đang đến rất gần và dư âm của liên hoan văn nghệ ngành GD-ĐT sẽ là món quà tinh thần vô giá bởi nó đã trở thành một kỷ niệm đẹp.
Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.