Những gương mặt nữ trong làng văn nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ai đó từng nói rằng: Phụ nữ mà làm văn chương nghệ thuật thì... khó gấp nhiều lần đàn ông. Chưa kiểm chứng, nhưng quả là, mấy chục năm làm nghề viết, tiếp xúc, cộng tác, thân lẫn sơ các kiểu, tôi luôn thấy khâm phục các chị, những người phụ nữ làm văn chương nghệ thuật, đắm đuối với nó, si mê nó, tận tâm với nó, chỉ để mình là mình, để được nghiền ngẫm mình, nghiền ngẫm đời... Nguyên cái việc vượt lên dị nghị mà sống và lao động nghệ thuật (sau khi đã hoàn thành việc nhà, việc xã hội) là đã đáng nể lắm rồi.
  Tác phẩm “Mẹ con” của họa sĩ lê nguyễn thảo my.
Tác phẩm “Mẹ con” của họa sĩ lê nguyễn thảo my.
Người phụ nữ làm văn chương đầu tiên tôi gặp ở Pleiku là chị Ngô Thị Hồng Vân. Ngày đầu tiên khi bước chân vào Phòng Văn nghệ (Ty Văn hóa-Thông tin Gia Lai-Kon Tum), tôi đã gặp chị. Một người đàn bà không tuổi, bởi sau nửa ngày tôi mới biết là chị đã... 2 con! Và sau đấy nữa thì tôi đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác về chị. Chị viết văn. Tất nhiên rồi. Nhưng lại còn hát rất hay, ôm đàn hát từ tiếng Việt tới tiếng Anh, từ tiếng Jrai tới Bahnar. Và, chị từng sáng tác đến mấy ca khúc, từng được các đội văn nghệ quần chúng ở công ty, các đội thông tin lưu động mang đi hội diễn. Cái thời ấy khó khăn lắm. Thấy chị chuyển nhà liên miên, tôi động lòng... thương chị. Sau mới biết, chuyển nhà là một cách... kinh doanh của chị. Chị nuôi gia đình bằng cách ấy, giờ gọi là kinh doanh bất động sản. Sau chị ra học Trường Viết văn Nguyễn Du (nay là Khoa Viết văn-Báo chí thuộc Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) và trở thành một học viên nổi bật của khóa ấy. Tiếc là sau đó chị bỏ ngang, vào Sài Gòn kinh doanh và giờ là một doanh nhân thành đạt, chứ nếu tiếp tục, chắc chắn giờ chị đã là một cây bút nổi tiếng trên văn đàn.
Một người phụ nữ nữa cũng hết sức ấn tượng với tôi là Nghệ sĩ Nhân dân Xuân La. Tôi quen chị từ hồi chị còn là diễn viên, ở cái phòng bé tẹo trong khu tập thể của đoàn Đam San trên đường Nguyễn Đình Chiểu, rồi chị thành lãnh đạo đoàn Nghệ thuật Đam San, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, là đạo diễn và là mẹ của nghệ sĩ múa Thúy Liễu. Đây cũng là người đàn bà không tuổi, bởi cho tới giờ, về hưu cả chục năm, bệnh tiểu đường nặng, nhưng gặp lại thì chị vẫn tiếng cười trong veo thuở nào, vẫn những câu chuyện rổn rảng, những đau đáu khát vọng. Ở chị là tài năng thiên phú cộng với sự lao động không ngừng nghỉ để xây dựng được trên sân khấu múa những hình tượng không thể lẫn. Thành công nhất với chị có lẽ là thời kỳ làm diễn viên. Ở đấy, toàn bộ những gì chị có đã được đốt lên, cháy lên, được hòa tan vào không khí nghệ thuật, làm nên một tên tuổi Xuân La, đàn chị của nhiều thế hệ nghệ sĩ múa Việt Nam chứ không chỉ Tây Nguyên.
Nói đến giới hội họa Gia Lai, người ta hay nhắc tới Hồ Thị Xuân Thu. Đúng thôi, bởi đến giờ, với chị, thành tựu cá nhân, truyền thống gia đình… mọi thứ đều viên mãn. Hoặc nhắc tới 2 con gái của họa sĩ Lê Hùng là Lê Nguyễn Thảo My và Lê Nguyễn Thảo Vy, vừa xinh đẹp vừa tài hoa làm nên một gia đình hội họa 4 người (có cậu trai út Lê Vinh nữa). Nhưng tôi cũng muốn nhắc đến một cô giáo kiêm họa sĩ khác, cô Mai Uyên, dạy hội họa. Tôi biết cô giáo này khi cô mang tranh tới Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai nộp để dự triển lãm, đa phần tranh đẹp nên đều được chọn. Một hôm tôi dậy sớm, thấy đèn Facebook của cô Mai Uyên sáng, bèn nhắn tin hỏi: Không ngủ à cháu. Trả lời, dạ cháu dậy để đi dạy. Và sau đấy mới biết, hàng ngày cô phải dậy từ rất sớm, 5 giờ là ra đón xe buýt hoặc chạy xe máy, tùy thời tiết, đi dạy tại một trường ở huyện Mang Yang. Nhưng điều khiến tôi xúc động hơn cả là cô đã miệt mài truyền cảm hứng, tình yêu hội họa cho học trò. Cô bỏ tiền túi mua bút, màu, giấy về phát cho học trò học vẽ, rồi tìm cách tổ chức triển lãm cho chúng, vận động bán tranh cho chúng. Chúng tôi đã thu gom rất nhiều... báo cũ chuyển xuống cho cô để học trò học xé dán tranh. Một số đồng nghiệp giúp tổ chức một cái triển lãm cho học sinh của cô và khá thành công. Đấy chính là hành trình truyền cảm hứng chứ còn gì nữa. Sáng tác và truyền cảm hứng ấy cho học trò, không phải ai cũng làm được, nhất là trong hoàn cảnh con nhỏ, mỗi ngày đi và về gần trăm cây số để dạy và vẫn sáng tác.
Năm rồi có 2 người phụ nữ viết văn cũng khá nổi. Đó là Ngô Thanh Vân, vừa trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và cũng vừa/đang ra 2 cuốn sách một lúc, một văn một thơ. Người còn lại là Đào An Duyên, được kết nạp vào Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và cũng vừa ra một tập thơ.
Có một tập thơ in chung các nhà thơ nữ, họ chọn tên là “Đàn bà yêu”. Một trang web chung của các nhà thơ nữ, họ lấy tên là “Đàn bà và thơ” và nhà văn Y Ban cũng từng dõng dạc với truyện ngắn nổi tiếng “I am đàn bà”.
Và Gia Lai cũng còn nhiều người nữa đáng nhắc, nhưng trang báo có hạn, thì đành nhớ đâu viết đấy vậy...
Văn Công Hùng

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.