Cuộc hội ngộ của sáu dòng tranh dân gian Việt Nam tiêu biểu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam và ứng dụng” sẽ diễn ra từ ngày 24/10-10/11 tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Ứng dụng sáng tạo

Chương trình giới thiệu tới công chúng những hình ảnh, tư liệu về quá trình hình thành, phát triển cùng những đặc điểm nổi bật của sáu dòng tranh dân gian Việt Nam: tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, tranh kính, tranh gói vải và tranh làng Sình.

Bên cạnh đó, triển lãm cũng sẽ trưng bày các sản phẩm ứng dụng (sản phẩm thời trang, đồ gia dụng…) có sử dụng các họa tiết trang trí của dòng tranh dân gian Kim Hoàng.

 

 Triển lãm diễn ra từ ngày 24/10-10/11 tại Hà Nội. (Ảnh minh họa: BTC)
Triển lãm diễn ra từ ngày 24/10-10/11 tại Hà Nội. (Ảnh minh họa: BTC)



Những sản phẩm trưng bày lần này được chọn lọc từ số tác phẩm tham dự cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo từ tranh dân gian Kim Hoàng.” Sau hơn ba tháng phát động (từ tháng 6/2018), ban tổ chức đã nhận được hơn 300 bài dự thi của các bạn nhỏ trên địa bàn Hà Nội; trong đó, có khoảng 200 tác phẩm là tranh vẽ, 30 mẫu thiết kế thời trang và 45 mẫu thiết kế các sản phẩm khác (bưu thiếp, túi xách, khăn…).

Theo họa sỹ Trang Thanh Hiền (Đại học Mỹ thuật Việt Nam), kết quả của cuộc thi cho thấy, sau một thời gian được phục dựng, dòng tranh dân gian Kim Hoàng đã được biết đến nhiều hơn và có chỗ đứng trong đời sống đương đại. Các bạn nhỏ không sao chép hình ảnh một cách thụ động mà có những biến hóa linh hoạt theo cảm nhận riêng. Các bài thi thể hiện sự vận dụng sáng tạo những chi tiết đắt giá của tranh dân gian Kim Hoàng trong việc thiết kế các mẫu trang phục, đồ dùng...

Tìm hiểu các dòng tranh dân gian

Đại diện ban tổ chức cho hay, triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam và ứng dụng” được tổ chức nhằm giới thiệu tới công chúng những giá trị độc đáo của tranh dân gian Việt Nam cũng như những nỗ lực của các nghệ nhân, họa sỹ trong hành trình hồi sinh, gìn giữ dòng tranh này.

Với ngôn ngữ đặc thù, dòng tranh này đã trở thành tư liệu quan trọng, cụ thể hóa những ý niệm về vũ trụ, nhân sinh quan và cái đẹp của nhiều thế hệ ở những địa bàn khác nhau. Các lớp ngữ nghĩa của tranh dân gian rất đa dạng.

Tranh dân gian Kim Hoàng (Hoài Đức,Hà Nội) hình thành vào nửa sau thế kỷ 18. Lối chữ thảo trên góc trái tạo nên điểm khác biệt cho dòng tranh này. Sự kết hợp của thơ và hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ cho tranh.

Tranh Kim Hoàng thường in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều hoặc giấy vàng tàu nên còn được gọi là tranh Đỏ. Ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người. Vì thế, mỗi bức tranh có một diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc.

Dòng tranh Hàng Trống phát triển ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón (Hà Nội) với hai loại phổ biến là tranh thờ và tranh Tết. Đặc điểm nổi bật của dòng tranh này nét mảnh, tinh, yểu điệu. Do sử dụng được màu phẩm nên hòa sắc của tranh Hàng Trống rất phong phú, gợi được khối của không gian. Màu thường là lam-hồng, ngoài ra còn có thêm lục-đỏ, da cam-vàng. Tranh chỉ tạo khối ở nhân vật, không có khái niệm về không gian xa-gần.

Tranh dân gian Đông Hồ ra đời từ khoảng thế kỷ 16-17 và phát triển mạnh cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động đời sống xã hội nông nghiệp Việt Nam cổ truyền với các phong tục, tập quán sinh hoạt.

Phần lớn bảng màu của tranh sử dụng chất liệu trong tự nhiên như trắng của sò điệp, đen của than lá tre già, đỏ của gỗ vang, xanh của lá chàm, vàng của hoa hòe,… Những màu nguyên ấy đều được in mảng bẹt cạnh nhau không cần màu trung gian.

Tranh làng Sình là dòng tranh mộc bản được sử dụng phổ biến ở cố đô Huế với mục đích cúng lễ. Người dân thờ tranh với ước vọng người yên, vật thịnh. Sau khi cúng lễ, tranh thường được mang hóa.

Bên cạnh các đề tài tín ngưỡng, phục vụ thờ cúng, tranh làng Sình còn có tranh tố nữ, tranh tả cảnh sinh hoạt xã hội. Tranh có nhiều cỡ khác nhau, ứng với nó là kiểu in vẽ cũng khác nhau. Giấy in tranh là giấy mộc quét điệp. Màu sắc trước đây được tạo từ các sản phẩm tự nhiên (thực vật, kim loại hay sò điệp). Điểm nổi bật ở tranh làng Sình là đường nét và bố cục còn mang tính thô sơ chất phác.

Tranh gói vải là dòng tranh dân gian tạo hình nổi trên lụa, thịnh hành ở Nam Bộ trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 20. Một bức tranh hình nổi trên lụa được bắt dầu từ khâu phác thảo vẽ nét. Nền tranh được người thợ vẽ bằng màu bột. Các chủ thể chính của tranh (như người, con vật hoặc cây cối…) được dùng bông tạo hình; sau đó dùng vải, gấm hoặc lụa phủ lên rồi tạo nếp sao cho thật nhất. Sau cùng, keo sẽ được gắn lên mặt tranh đã được vẽ nền.

Tranh kính phổ biến ở Huế và Nam Bộ; trong đó, tranh kính Huế là dòng tranh mang đặc trưng mỹ thuật cung đình Huế bởi xuất xứ, cách thể hiện cùng chất liệu độc đáo. Tranh được đóng trong những khung gỗ chạm thếp vàng. Các nghệ nhân dùng chất liệu là bột màu pha keo hoặc sơn để vẽ hoặc khảm xà cừ vào mặt sau của kính.

Tranh kính Huế gồm ba loại chính: tranh cao cấp (thể hiện các cảnh đẹp của Huế và vịnh các mùa trong năm đi kèm với thơ ngự chế, thường sử dụng bảng màu lạnh), tranh không có thơ ngự chế nhưng có đề rõ chủ đề (minh họa cho các điển tích trong lịch sử, thường được vẽ bằng màu đỏ ấm) và tranh tĩnh vật.

Tranh kính Nam Bộ có thể được vẽ thuần bằng sơn màu đa sắc (thêm ngân nhũ và kim nhũ) hoặc kết hợp với kỹ thuật tráng thủy. Dòng tranh này có nhiều loại: tranh thờ tổ tiên, tranh Thần, tranh Phật, tranh chúc tụng, tranh cảnh vật...

An Ngọc (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.