Tình yêu ngày tận thế lay động tâm can

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Bà Đỡ - Tình yêu ngày tận thế" lấy bối cảnh thế chiến thứ hai nhưng người đọc không thấy sự tàn nghiệt trong chiến tranh, thậm chí còn cảm nhận được sự lãng mạn thông qua số phận của các nhân vật.

 



Lấy bối cảnh rất lớn và rợn ngợp - chiến tranh thế giới thứ hai, tiểu thuyết "Bà đỡ - Tình yêu ngày tận thế" lại có cách kể chuyện thông qua hình thức quá đỗi cá nhân là thư từ, nhật ký, dường như Katja Kettu muốn tạo ra sự tương phản ngay ở khởi thủy. Trên tấm bản đồ thế chiến mênh mông, vùng đất Láp chỉ là một chấm bé xíu cũng như trong sa mạc lịch sử khắc nghiệt đó, mỗi con người chỉ như hạt cát.

Qua những dòng ghi chép riêng tư hoặc dành cho nhiều nhất một người – "người ấy" – đọc, ta có thể nhận thấy hai gương mặt rõ nét nhất: nhân vật nữ, bà đỡ với biệt danh Mắt Dại và nhân vật nam, nhiếp ảnh gia chiến tranh phục vụ lực lượng SS: Johannes Angelhurst. Họ yêu và yêu và yêu! Nhưng tình yêu đó chưa bao giờ bằng lặng, thậm chí vốn đã ẩn chứa sự đối nghịch: Người này mang sự sống đến, còn người kia đào "bể bơi" cho thần Chết.

Mối quan hệ giữa Mắt Dại và Johannes, trong phần lớn thời gian, tựa như sóng cồn; hẳn Katja Kettu có chủ ý khi đặc biệt hướng "chiếc máy quay" vào những phân cảnh ân ái, từ đó đẩy cảm giác về cái hoang dại, dữ dội lên cao nhất. Song cũng nhờ thế, việc điểm xuyết khoảng lặng mà hai người trải qua bên nhau lại mang sức nặng hơn cả.

Đọc những dòng này: "Những mảnh sao băng rơi lả tả phía trên chúng tôi. Mỗi khi có một mảnh bay qua đường chân trời, tôi lại giật mình. Chúng tôi đếm và lại đếm sao, chỉ để lại và lại nhận ra rằng chúng có hàng triệu triệu và chúng ta không bao giờ có một kết quả giống nhau. Lại một vòng cung nữa bay trong không trung, và tôi cảm nhận được người đàn bà của tôi thoắt run lên" ta không thấy sự tàn nghiệt trong chiến tranh, có thứ gì man mác lay động tâm can, thậm chí thiên về chủ nghĩa lãng mạn.

"Bà đỡ - Tình yêu ngày tận thế" được nhận định mang màu sắc của thuyết thần bí – với ánh sáng vĩnh cửu từ Thượng Đế, song còn một thứ ánh sáng cứu rỗi khác: tình yêu. Nhân vật Mắt Dại dẫu luôn tin sùng Thượng Đế thì cũng đã thừa nhận rằng: "Tôi là một bà đỡ không có học. Trong cái thế giới này tôi chỉ có một loại tình cảm đúng đắn, và đó là tình yêu". Nhờ tình yêu, hay nói rộng hơn là tình người, mầm thiện không bị cái ác ngập ngụa của chiến tranh đè bẹp.

"Bà Đỡ - Tình yêu ngày tận thế" ra đời dựa trên bối cảnh "cũ" (thế chiến thứ hai) song vẫn nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn chương đặc sắc.

Tình Lê (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Văn hóa báo chí thời đại số

Văn hóa báo chí thời đại số

Từ điểm khởi đầu những năm 1925 cho đến ngày đất nước thống nhất năm 1975, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử vinh quang, viết nên bao câu chuyện anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.