Thương con sẻ nhỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm ngoái, lúc mới bị đuổi việc lại gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống, đầu óc gã lúc nào cũng như phát cuồng, u mê điên dại mà uống rất nhiều thuốc vẫn không thấy đỡ. Nghe thiên hạ mách trên vùng Trung du miền núi phía Bắc có một ông lão bốc bài thuốc diệu kỳ sẽ khiến tâm con người ta tĩnh lại. Có bệnh thì vái tứ phương nên gã đành khăn gói lên đường. Sau khi tìm được đến nơi thì ông lão cười bảo:
 

Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

-Thuốc trong tay mỗi người, đâu phải chỉ một người và chỉ vùng này mới có.
Gã ở lại đó ba ngày. Ngày thứ nhất theo ông lão lên núi Thắm chăn trâu nghe tiếng sáo diều. Hai ông con nằm dài xuống cỏ ngửa mặt lên trời rồi nhắm mắt lại nghe tiếng gió thu hiu hiu, tiếng sáo diều vi vu, tiếng đàn trâu gặm cỏ sột soạt bên tai. Những âm thanh ấy ru gã ngủ một giấc dài êm ái. Đến chiều muộn gã lững thững về nhà. Ăn bữa cơm quê rau muống chấm tương, cà pháo chua dòn tự nhiên gã thấy lòng tựa như ca dao cổ tích. Ngày thứ hai, ông lão dẫn gã ra cánh đồng. Gã thấy ruộng nào cũng đang ngả vàng vì bệnh đạo ôn, vì chuột bọ và hạn hán kéo dài. Gã thở dài ngao ngán. Ấy thế nhưng những người nông dân sau giờ đi làm đồng vẫn hẹn nhau uống nước chè, nói tếu táo dăm ba câu chuyện, rồi lại hẹn nhau mai ra đồng từ mờ sáng. Trên khuôn mặt họ tựa như không có nỗi lo, chỉ đôi chút thẫn thờ, trầm lặng mà tinh ý lắm gã mới có thể nhận ra. Ông lão bảo vì họ đã trải qua biết bao nhiêu cực khổ, buồn não mà làm gì vì có thay đổi được gì đâu. Phải vui lên mà sống chứ.

Ngày thứ ba, ông lão dẫn gã đi theo một đám tang ra “cây xanh”. Gã hỏi:
-Sao lại gọi là cây xanh mà không phải là nghĩa địa?
-Vì đó là thiên nhiên, là thiên đường. Cái chết không còn đáng sợ.
- Đây là đám tang ai?
-Là ai đâu có gì quan trọng nữa. Ai rồi cũng thế thôi, cả ta và cậu.

Sáng ngày thứ tư, ông lão nói với gã rằng chẳng có loại thuốc nào kỳ diệu như đồn đại. Đừng đi tìm kiếm những thứ ở đâu đâu mà quên mất thuốc thiêng chính tại lòng mình. Đêm ấy trời chợt mưa bão to, sáng ra gã từ biệt ông lão ra về. Trên đường về gã gặp lũ trẻ chăn trâu bắt được chú chim sẻ non lạc mẹ đêm giông. Nghĩ đến cảnh phòng trọ ở thành phố ngột ngạt, khan hiếm tiếng chim muông nên gã xin về nuôi để gần gũi với thiên nhiên.

Mỗi chiều đi làm về gã đều ghé qua đường Tăng Bạt Hổ tìm mua cào cào, châu chấu cho con sẻ nhỏ. Vợ gã đùa bảo mấy thứ đó ở thành phố là đặc sản nên chim còn sướng hơn người. Được cái giống sẻ cũng dễ nuôi, lúc lớn chỉ cần cho chúng ăn lúa gạo là ổn. Tuy không phải là giống chim quý, không bắt chước được tiếng người hay có giọng hót hay nhưng giống sẻ sống rất tình cảm. Từ lâu gã đã mở cửa chuồng chim, con sẻ bay nhảy khắp nhà nhưng không ị bậy, cũng không bỏ đi như nhiều con chim khác. Nó trung thành và ngoan ngoãn tuân thủ mọi nội quy như một thành viên trong gia đình. Nó biết mình phải đi ngủ sớm, buổi trưa không được kêu ầm ĩ, trong bữa cơm không được bay nhảy lung tung... Từ khi có con sẻ, nhà như vui hơn, gã sau mỗi giờ làm việc cũng hứng thú hơn khi trở về nhà. Nó sẽ đón gã ở bậc cửa, dù hôm nào gã cũng chuẩn bị tinh thần nhưng vẫn bị bất ngờ với trò hù dọa của nó.

Từ ngày nghỉ làm ở công ty bảo hiểm, gã xin đi làm ở công ty du lịch, lương không quá ba triệu rưỡi. Vợ gã vẫn dạy hợp đồng cho một trường tư thục, lương không đủ mua sữa cho con và đóng tiền nhà trọ hàng tháng. Đồng tiền mỗi lúc mỗi rớt giá, bữa nào chở vợ đi chợ gã cũng phải đợi dài cổ vì vợ gã cứ cầm cái giỏ đi khắp đầu chợ đến cuối chợ. Hàng nào cũng hỏi giá và mặc cả mãi không mua đủ thứ cần mua. Bữa cơm vẫn đủ các món nhưng đĩa nào cũng vơi, lúc đầu vợ còn cười động viên chồng con “cố gắng vậy, thời buổi này nhà ai cũng thế”. Sau nhiều đêm ngồi ghi ghi chép chép sổ chi tiêu, vợ gã bỗng như già đi, cáu bẳn hơn và hay thở dài thườn thượt. Gã biết. Gã cũng thế chứ đâu chỉ đàn bà.

Mờ sáng nay, nhà chủ đã đến đòi tiền nhà, thông báo tăng giá điện nước khiến gã chóng mày chóng mặt. Đã vậy, vừa dắt xe ra cổng thì thấy kim xăng đang ở mức báo động đỏ, cuối tháng trong ví không còn bao nhiêu tiền mà từ giờ đến đầu tháng nhẩm tính cũng cả đống thứ cần chi. Nào thì tiền nộp học cho con, tiền đổi bình ga, tiền sửa cái xe cho vợ, tiền góp giỗ ở quê và còn mấy cái đám cưới gấp ghé. Gã đi đến công ty mà đầu cứ ong ong tiền nong. Gã nghĩ giờ này vợ gã chắc cũng chẳng sung sướng gì hơn.

Vừa thò mặt vào công ty đã bị sếp mắng te tua chỉ vì dạo này tìm kiếm được ít khách hàng. Gã nghĩ bụng vào thời buổi này người dân lo cái ăn cái mặc còn không xong, mấy ai tính chuyện đi du lịch. Vậy là tháng này đã không được thưởng còn bị trừ lương vì không đủ chỉ tiêu công việc. Hết buổi, gã trở về nhà lòng nặng trĩu. Con sẻ nhỏ vẫn không hay biết gì, trong lúc gã đang miên man nghĩ ngợi thì nó từ trên trần nhà bổ nhào xuống khiến gã giật mình ngã chúi mặt. Điên tiết gã lừ mắt và quẳng theo cái dép, con chim bay vội lên trần lánh nạn.

Đến bữa cơm tối, vợ gã lại thở dài thườn thượt, thằng con trai thì cứ nheo nhéo đòi đi ăn thịt chim quay. Đang bộn bề, chán nản thì con sẻ bỗng nhiên hôm nay lại đổ đốn sà ngay vào mâm cơm nhặt mấy hạt cơm rơi. Điên tiết, gã cầm bát cơm quật thẳng vào con sẻ. Dĩ nhiên là nó chết ngay tại chỗ sau khi ngáp ngáp vài cái. Vợ gã mới giật mình nhớ ra đã mấy ngày nay vì mải lo nghĩ mà ả quên vung gạo cho nó ăn. Thằng bé con thì bảo: “Thịt chim vừa ngon vừa bổ. Tối nay bố mẹ cho con đi ăn chim quay đi mà! Đi mà”. Gã thì giật mình chợt nghĩ đến bài thuốc của ông lão năm xưa.

Vũ Thị Huyền Trang

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.