Loạt món ngon đặc sản Kon Tum khiến du khách khó quên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kon Tum không chỉ là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa các dân tộc thiểu số đặc sắc mà còn là nơi có những món ngon vô cùng hấp dẫn, độc đáo.
Gỏi lá: Đến Kon Tum mà chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa đến. Quả đúng như tên gọi, món gỏi lá “đúng chất” có tới 40-50 loại, từ các loại rau quen thuộc như: lá cải, tía tô, đinh lăng, lá sung, lá mơ, hành, rau húng… đến các loại lá ít xuất hiện trong bữa ăn như: lá xoài, lá ổi, lá chua...
Bún đỏ cao nguyên là một trong nhữngmón ngon đặc sản Kon Tum mà bạn không nên bỏ lỡ. Khác với những món bún như bún bò, bún chả cá, hay bún mắm,… bún đỏ cao nguyên đơn giản hơn từ cách chế biến đến cách thưởng thức. Nguyên liệu chính của món bún đỏ cao nguyên chính là cua đồng, một ít chả viên cùng trứng cút luộc.
Thịt bê non nướng là món ngon độc đáo của Kom Tum. Thịt bê mềm và ngọt, nướng miếng thịt thật dầy trên than hồng rồi chấm muối ớt. Vị ngọt của thịt, vị đậm đà của muối hột và một chút cay cay của miếng ớt tươi, một chút cay của lá húng lủi, một chút chan chát của chuối non khiến món ăn trên cả tuyệt vời.
Heo Măng Đen quay: Giống heo Măng Đen (heo rẫy) của dân tộc bản địa. Heo được nuôi bằng thức ăn tự nhiên của núi rừng nên thịt săn chắc, thơm ngọt và rất bổ dưỡng. Con to nhất lúc trưởng thành cũng chưa đầy 20kg. Heo quay nguyên con bằng lửa than cho đến khi căng da vàng giòn rộm, tỏa mùi thơm phưng phức.
Cá gỏi kiến vàng: Đến huyện Sa Thầy, Kon Tum nơi sinh sống của dân tộc Rơ Măm bạn phải thức thức món cá gỏi kiến vàng độc và lạ. Món ăn mới nghe tên nhiều người cảm thấy sợ, nhưng khi được ăn rồi muốn ăn nữa.
Xôi măng: Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum.
Dế chiên: Có dịp nếu đến Kon Tum bạn đừng quên thưởng thức món đặc sản dế chiên để cảm nhận vị thơm, bùi, đậm đà mà không ngấy.Với đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, các món ăn chế biến từ dế đã trở nên quen thuộc, rất được ưa thích.
Thịt chuột đồng: Người Jẻ Triêng ở huyện Đăk Glei còn có món đặc sản là thịt chuột đồng, được chế biến chủ yếu thành hai món là: Thịt chuột nướng và Chuột khô gác bếp.
Cá tầm nấu măng: Tại cao nguyên Măng Đen, Kon Tum là vùng có nhiều hồ, nước mát lạnh quanh năm. Vì vậy cá hồi, cá tầm được nuôi và sinh trưởng thuận lợi ở đây. Cá tầm được đem hấp, um hoặc nướng, sấy… bằng than hồng, hoặc nấu với măng le rừng chua món nào cũng ngon tuyệt.
Lá mì: Người dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) thường sử dụng lá mì vào những món ăn. Cách chế biến đơn giản nhất và ít tốn kém nhất chính là lá mì muối chua, mà phải chọn lá mì ta, chứ không phải loại mì lai, mì nhật lá to nhưng ăn độc và không có vị ngon. Món này dùng như dưa muối, cà muối.
Các món nướng trong ống lô ô: Với những nguyên liệu vốn có từ núi rừng, người dân tộc Ba Na ở Kon Tum chế biến thành những món ăn nướng trong ống lô ô rất độc và lạ. Các nguyên liệu được tẩm ướp cho vào ống lô ô nướng thơm phức. Ảnh: Internet.
Thảo Nguyên (th/Kiến Thức) 

Có thể bạn quan tâm

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Nhân chuyến thăm, tặng quà cho hộ nghèo của làng Kon Brung (xã Ayun, huyện Mang Yang) vào ngày 22-3, đoàn công tác của Báo Gia Lai đã có dịp khám phá vẻ đẹp nên thơ mà hùng vỹ của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-nơi có đỉnh núi được mệnh danh là “nóc nhà của Gia Lai”.