Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ cán mốc 11 tỷ USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ông Trương Đình Hòe-Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2022, xuất khẩu thủy sản dự đoán sẽ cán mốc 11 tỷ USD.
 


Theo ông Trương Đình Hòe, năm 2022, xuất khẩu tôm đạt mức 4,3 tỷ USD, tăng 30%; xuất khẩu cá tra đã vượt 2 tỷ USD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm 2021 và có khả năng vượt 2,5 tỷ USD cuối năm nay; cá ngừ lần đầu tiên xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD…, trong đó kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đều tăng trưởng ở mức 2 con số với 18-77%. Dự kiến đến hết năm 2022 xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD.

Xuất khẩu thủy sản năm nay dự kiến đạt kim ngạch khoảng 11 tỷ USD và đang cố gắng tăng lên trong năm 2023.
Xuất khẩu thủy sản năm nay dự kiến đạt kim ngạch khoảng 11 tỷ USD và đang cố gắng tăng lên trong năm 2023.


Bốn thị trường chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam là EU, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản; trong đó, lần đầu tiên xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt 2 tỷ USD. Vương quốc Anh trở thành thị trường đứng thứ 7 của xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

"Đầu năm 2022 các doanh nghiệp nghe tin lạm phát, chiến tranh nhưng các doanh nghiệp không lùi, vẫn tiếp tục nuôi tôm, nuôi cá và tiếp tục sản xuất để chờ và kết quả cho thấy điều đó là đúng đắn. Ngoài ra, yếu tố làm cho tăng trưởng năm nay đột biến như vậy không thể loại trừ vấn đề giá cả tăng do nhu cầu về sản phẩm thủy sản của một số thị trường sau dịch tăng lên nhanh"-ông Trương Đình Hòe phân tích.

Dự báo xuất khâu thủy sản năm 2023 có nhiều khó khăn, thách thức do phụ thuộc vào tình hình thế giới vì thị trường Trung Quốc chưa thể mở cửa sớm được trong cuối năm nay. Song song đó, nhiều đơn hàng của doanh nghiệp thủy sản bị hoãn đến cuối quý I-2023.

Tuy nhiên theo dự đoán của các chuyên gia, sau quý I, II-2023 triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ khởi sắc lại. Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng cần mạnh dạn đưa ra mục tiêu xuất khẩu thủy sản 20 tỉ USD vì nhu cầu thế giới còn rất lớn.

"Với tiềm năng, khả năng phát triển ta có thể làm được. Với sự tăng trưởng nuôi trồng thủy sản, giảm nguồn lợi từ khai thác, chúng ta có thể hy vọng đạt được mức này ở một thời gian nào đó và cần nỗ lực để đạt được"-ông Hòe nói thêm.

 


HUỲNH LÊ (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.