Gần 250 gian hàng tham gia Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2022 chính thức khai mạc sáng 2-11 tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư-Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ. Hội chợ diễn ra từ ngày 2-11 đến hết ngày 6-11-2022.

Hội chợ năm nay thu hút gần 250 gian hàng của 100 đơn vị, doanh nghiệp tham gia đến từ các tỉnh, thành của Việt Nam và các gian hàng danh dự của Tổng lãnh sự quán các nước tại TP. Hồ Chí Minh như: Campuchia, Ấn Độ, Phillipines, Indonesia và các doanh nghiệp quốc tế đến từ: Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường tham quan các gian hàng. Ảnh: Báo Lao Động
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường tham quan các gian hàng. Ảnh: Báo Lao Động

Ngoài trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp như: máy móc, thiết bị nông nghiệp công nghệ cao, dây chuyền sản xuất, chế biến và các sản phẩm dùng trong công nghiệp-nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ hỗ trợ phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch…

Hội chợ còn diễn ra nhiều hoạt động đa dạng phục vụ nhu cầu thiết thực cho các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân như: Sự kiện “Chợ Công nghệ, thiết bị chuyên ngành nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch” (techmart Nông nghiệp 2022); Hội thảo chuyên ngành, với chủ đề “Ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững”; Hội thảo Dataconnect Cần Thơ 2022 với chủ đề “Phát triển nguồn tin khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp”; Hội thảo “Chuyển đổi số trong nông nghiệp thành phố Cần Thơ”; Chương trình Ngày hội Lá: Quảng bá kiến trúc, ẩm thực, trình diễn nghệ thuật liên quan đến “lá”.

Trao đổi với Báo Lao động, ông Madan Mohan Sethi-Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM-chia sẻ, ông đánh giá rất cao ý tưởng tổ chức Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế tại Cần Thơ. Qua đây, Ấn Độ có dịp chia sẻ những kiến thức, công nghệ mới tới đất nước Việt Nam để có thể kết hợp tạo ra sản phẩm chống lại biến đổi khí hậu, phát triển bền vững với thiên nhiên, con người.

Người dân tham quan khu trưng bày máy móc thiết bị nông nghiệp. Ảnh: Báo Lao Động
Người dân tham quan khu trưng bày máy móc thiết bị nông nghiệp. Ảnh: Báo Lao Động

Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM cũng tin rằng, cuối năm nay hoặc đầu năm 2023 sẽ có nhiều doanh nghiệp Ấn Độ, đặc biệt là trong lĩnh vực Nông nghiệp sẽ đến với Cần Thơ, đến với Việt Nam để tìm kiếm những cơ hội hợp tác.

Đặc biệt, tại lễ khai mạc hội chợ, thành phố Cần Thơ còn khai trương “Hệ thống Quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa thành phố Cần Thơ”, ứng dụng nền tảng công nghệ số áp dụng cho chuyển đổi số trong nông nghiệp; trong đó, ưu tiên đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa có thế mạnh, các sản phẩm hàng hóa chủ lực của thành phố hoặc sản phẩm đã được công nhận xếp hạng OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm)....

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trần Việt Trường- Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2022 được tổ chức tại TP. Cần Thơ là hết sức cần thiết cho ngành nông nghiệp Việt Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, nhằm giới thiệu những thành tựu về phát triển nông nghiệp nhất là các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường; tạo cơ hội kết nối, giao lưu giữa các doanh nghiệp, các địa phương, đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế.

Đồng thời, tạo cơ hội cho các tỉnh, thành quảng bá tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp, giới thiệu sản phẩm, tạo đầu ra bền vững cho nông sản, thúc đẩy ngành nông nghiệp tiếp tục vươn xa, phát triển bền vững. Góp phần triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16-6-2022 của  Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

QUANG VĂN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.