Giá tiêu dùng tháng 8 hầu như không tăng so với tháng 7

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 hầu như không tăng so với tháng trước, (tăng 0,005%). Cũng trong tháng 8, ước tính xuất siêu 2,42 tỷ USD.

Sáng nay, 29-8, Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 hầu như không tăng so với tháng trước, chỉ tăng 0,005%. CPI tăng 3,6% so với tháng 12-2021 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,64%, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,58%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tổng cục Thống kê


Trong khi đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng, IIP tăng ở 61 địa phương và giảm ở 2 địa phương (Trà Vinh và Hà Tĩnh).
 

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tổng cục Thống kê


Đáng lưu ý, cán cân thương mại hàng hóa tháng 8 ước tính xuất siêu 2,42 tỷ USD. Tính chung 8 tháng, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,52 tỷ USD). Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 82,1 tỷ USD.

Theo các chuyên gia của Bộ KH-ĐT, những số liệu nói trên cho thấy nền kinh tế đang tiếp tục đà phục hồi đáng lạc quan.

Theo ANH PHƯƠNG  (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.