"Dọn đường" để xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới trên 700 tỉ USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù thách thức, nhưng với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2022 có thể đạt kỷ lục mới trên 700 tỉ USD.

Xuất nhập khẩu năm 2022 có thể lập kỷ lục mới trên 700 tỉ USD. Ảnh: Vũ Long
Xuất nhập khẩu năm 2022 có thể lập kỷ lục mới trên 700 tỉ USD. Ảnh: Vũ Long


Thách thức lớn nhưng xuất khẩu vẫn nhiều triển vọng

Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và căng thẳng xung đột Nga – Ukraina chưa "hạ nhiệt", nhưng xuất nhập khẩu có thể lập kỷ lục mới với tổng giá trị kim ngạch trên 700 tỉ USD trong năm 2022.

Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) thâm chí còn dự báo con số "khủng": "Năm 2022 kim ngạch xuất nhập khẩu có thể đạt kỷ lục mới 750 tỉ USD".  

Thực tế cho thấy, quý I đã đi qua với nhiều kết quả lạc quan. Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, điện thoại và linh kiện điện tử có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đạt 14,23 tỉ USD, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 13,05 tỉ USD, tăng 9,2%.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là “át chủ bài” trong lĩnh vực nông nghiệp. Với vị trí thứ 2 về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại Châu Á và có tốc độ tăng trưởng nhanh ở mức 17%/năm, các chuyên gia kinh tế tin tưởng xuất khẩu gỗ tiếp tục thăng hoa trong năm 2022.

Trong 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,94 tỉ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Tiềm năng nhập khẩu của thị trường Mỹ cho thấy, xuất khẩu gỗ sang Mỹ tăng mạnh sẽ góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng tốt trong năm 2022.

Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) trong quý I.2022, xuất khẩu thủy sản ước đạt 307.000 tấn, trị giá 2,408 tỉ USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 38,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, là kết quả cao nhất so với quý I hàng năm từ trước tới nay, báo hiệu một năm xuất khẩu thủy sản có nhiều triển vọng tăng trưởng tốt.

Nỗ lực tối đa để vượt thách thức

Theo TS Tô Xuân Phúc – chuyên gia phân tích của Forest Trends, mặc dù mang về giá trị thặng dư lớn, nhưng ngành gỗ cũng gặp thách thức lớn về nguồn cung nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Giá gỗ nguyên liệu đang tăng mạnh đe doạ đến ngành xuất khẩu gỗ vốn rất khả quan hiện nay.

“Nhiều công ty nhập khẩu gỗ cho biết, giá gỗ đang tăng lên mỗi ngày. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ” – TS Tô Xuân Phúc cho hay.

Qua tìm hiểu từ các nguồn tin của PV Lao Động, hiện giá gỗ thông tròn New Zealand đã lên đến 175-180 USD/m3, tăng từ 32-35 US/m3; gỗ thông tròn Chile có giá 190 USD/m3, tăng 35 USD/m3.

Theo đánh giá của ông Võ Quang Hà - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tân Vĩnh Cửu (TAVICO), việc nhập khẩu gỗ trong thời gian tới sẽ rất khó khăn do Châu Âu giảm xuất khẩu, giữ lại một phần lượng gỗ nguyên liệu để bù đắp phần cung thiếu hụt từ Nga.

Theo ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, ngành gỗ đang cần có thêm vùng nguyên liệu và các trung tâm sơ chế quy mô lớn. Để vượt qua "nút thắt" thiếu nguyên liệu, ngành lâm nghiệp đang đẩy mạnh trồng các vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho hay, các mặt hàng điện tử, phụ tùng, máy tính... tuy có giá trị xuất khẩu cao, nhưng giá trị nhập khẩu cũng cao, thậm chí có những mặt hàng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ở mức ngang bằng nhau. Đây là vấn đề thách thức cần phải vượt qua.

Để hỗ trợ xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, cảnh  báo phòng vệ thương mại, cắt giảm các thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành... để doanh nghiệp phát triển.

Theo ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã xây dựng một số website để đưa thông tin đến với các doanh nghiệp, trong đó website của Cục Xúc tiến thương mại, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, một số website chuyên đề các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài...

https://laodong.vn/kinh-te/don-duong-de-xuat-nhap-khau-lap-ky-luc-moi-tren-700-ti-usd-1032732.ldo
 

Theo Vũ Long  (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.