Lần đầu tiên: Một sản phẩm thế mạnh của Việt Nam vượt Thái Lan, bán giá cao nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, ngành nông nghiệp đã vượt qua những tác động của dịch Covid-19, tiếp tục lập nhiều kỷ lục mới như xuất khẩu nông lâm sản đạt 48,6 tỷ USD, giá gạo cao nhất nhì thế giới...

Kỷ lục mới về giá gạo, kim ngạch xuất khẩu nông sản được thiết lập

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ NNPTNT, xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt con số kỷ lục 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020; trong đó nông sản chính 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%; lâm sản chính 15,96 tỷ USD, tăng 20,7%; thủy sản trên 8,89 tỷ USD, tăng 5,6%; chăn nuôi 434 triệu USD, tăng 2,1%.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, trong hoàn cảnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến tổ chức sản xuất, lưu thông, phân phối, điều quan trọng nhất là nhận định được tình hình.

Bộ NNPTNT đã kế thừa kết quả đạt được của giai đoạn 2015-2020, chỉ đạo các địa phương, trang trại, hợp tác xã, bà con nông dân xây dựng được vùng nguyên liệu đảm bảo tiêu chí cho các thị trường xuất khẩu.

 

Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ đạt kỷ lục mới. Ảnh: Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty Minh Thành, Đồng Nai. Ảnh: P.V
Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ đạt kỷ lục mới. Ảnh: Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty Minh Thành, Đồng Nai. Ảnh: P.V


"Có thể thấy, ngay từ tuần đầu, tháng đầu của năm 2021, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo thực hiện các chiến lược của từng ngành, từ đó tạo ra dư địa xuất khẩu lớn.

Trong tháng 7, 8, 9, tiêu thụ nông sản gặp khó do tác động của dịch Covid-19, hai tổ công tác đặc biệt của Bộ đã kịp thời được thành lập, trực tiếp giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sản xuất, chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau dịch.

Nhờ đó, tháng 10, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã tăng trưởng trở lại" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong điều kiện dịch Covid-19, các vùng nuôi, vùng trồng được quản trị theo chuỗi từ cây giống, con giống, quy trình canh tác, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế, chế biến, tem nhãn mác và xúc tiến thương mại.

Đơn cử như trong lĩnh vực trồng trọt, sản lượng lúa đạt 43,86 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021.

Diện tích rau, màu khoảng 1,12 triệu ha; sản lượng đạt 18,6 triệu tấn, tăng 325.500 tấn so với năm 2020.

Bên cạnh đó, trong hoàn cảnh dịch Covid-19 phải đa dạng hoá các hình thức thương mại như thương mại điện tử, trực tiếp kết hợp trực tuyến. Việt Nam đang thực hiện 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Đây là lợi thế so sánh rất lớn, phải tập trung khai thác.

Ngoài ra, phải kể tới sự phối hợp của Bộ NNPTNT với các bộ, ngành như Bộ Công Thương, Bộ Giao thông - Vận tải, các hội đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… và với các địa phương rất chặt chẽ. Bộ đã và đang tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu với các sản phẩm, đặc biệt là những thị trường có tỷ trọng xuất khẩu cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Trong quá trình xuất khẩu, khi có vướng mắc tại các thị trường, gặp phải các rào cản kỹ thuật, Bộ NNPTNT cũng chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ ngay khó khăn.

 

Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021. Ảnh minh họa.
Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021. Ảnh minh họa.

Mở thêm thị trường mới, quyết gặt 49 tỷ USD trong năm 2022

Trên cơ sở những kết quả ấn tượng của năm 2021, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay năm 2022 Bộ NNPTNT tiếp tục mục tiêu đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mở cửa thị trường để duy trì, mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực và tại các thị trường trọng điểm.

Các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa được đẩy mạnh, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu, liên kết chuỗi giá trị nông sản.

Tiếp tục tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do, đặc biệt là CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu các hàng nông sản chủ lực. Đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm hoa quả tươi, rau, thủy sản sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao.

Duy trì và phát triển bền vững thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU; chú ý thị trường Nga; mở rộng thị trường nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu bổ sung với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EU, Trung Đông, Argentina.

Kịp thời giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistic, không để ứ đọng hàng hóa tại cửa khẩu. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại quốc tế, tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu, mở cửa thị trường...

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 2,9 - 3,0%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 49 tỷ USD.

https://danviet.vn/lan-dau-tien-mot-san-pham-the-manh-cua-viet-nam-vuot-thai-lan-ban-gia-cao-nhat-the-gioi-20211227161032235.htm

Theo Khánh Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.