Việt Nam cần hơn 128 tỉ USD đầu tư làm điện trong 10 năm tới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 22.2, thông tin từ Bộ Công thương, Viện Năng lượng (Bộ Công thương) tiếp tục lấy ý kiến các bộ ngành liên quan dự thảo (lần 3) về Đề án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045.

Theo đó, tổng vốn đầu tư và phân tích kinh tế phương án phát triển điện lực giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 128,3 tỉ USD. Trong đó, đầu tư cho nguồn điện là 95,4 tỉ USD, cho lưới điện khoảng 32,9 tỉ USD.

Như vậy, trong giai đoạn 10 năm tới, trung bình mỗi năm Việt Nam cần đầu tư khoảng 12,8 tỉ USD (cho nguồn 9,5 tỉ USD và 3,3 tỉ USD cho lưới). Tổng đầu tư phát triển 15 năm sau đó (2031 - 2045) cần 192,3 tỉ USD (cho nguồn điện 140,2 tỉ USD và cho lưới điện khoảng 52,1 tỉ USD).

Dự thảo đề án cũng nêu rõ trong giai đoạn 10 năm tới, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Với thị trường Trung Quốc, theo dự thảo, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EViệt Nam) đang mua điện từ Trung Quốc qua 2 đường dây 220 kV theo phương án tách lưới, giai đoạn 2016 - 2020 là 1,5 tỉ kWh/năm và thị trường này có thể bán cho Việt Nam lên đến 3.000 MW (hoặc cao hơn) từ nay đến năm 2030.

EViệt Nam đề xuất phương án liên kết nhập khẩu điện Trung Quốc qua biên giới theo giải pháp hòa không đồng bộ ở cấp điện áp 500 kV với công suất nhập khoảng 3.000 MW.

 

Theo Ng.Nga (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.