Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn 5 ở Bình Định gặp sự cố do mưa lớn, sạt lở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Do tác động của mưa lớn từ đêm 5 đến sáng 6-11, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 5 (Bình Định) đã gặp sự cố, tuyến đường vận hành từ nhà máy lên đập sạt lở nhiều đoạn, tuyến kênh dẫn nước hở về nhà máy bị sạt lở, vùi lấp, nhà máy dừng hoạt động.

 Một nhà máy thủy điện tại miền Trung xả lũ trong đợt mưa bão vừa qua - Ảnh minh họa: NGỌC HIỂN
Một nhà máy thủy điện tại miền Trung xả lũ trong đợt mưa bão vừa qua - Ảnh minh họa: NGỌC HIỂN


Chiều 6-11, Bộ Công thương cho biết sau khi nhận được thông tin về sự cố tại thủy điện Vĩnh Sơn 5, Văn phòng thường trực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã liên lạc trực tiếp với lãnh đạo Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 5 đề nghị công ty báo cáo.

Theo báo cáo ban đầu, thời điểm xuất hiện lũ vào lúc 4h30 ngày 6-11, mực nước hồ tương ứng là 154,5m. Lũ đạt đỉnh lúc 5h30 với lưu lượng 2.000m³/s, lưu lượng xả lớn nhất 1.800m³/s, mực nước hồ tương ứng 154,5m.

Căn cứ vào số liệu quan trắc, lũ về hồ rất lớn, kèm theo nhiều cây cối nên nhà máy quyết định dừng phát điện cả 2 tổ máy.

Ngoài ra, mưa cuốn đất đá sạt lở gây sự cố một số hạng mục công trình. Cụ thể, tuyến đường vận hành từ nhà máy lên đập bị sạt lở nhiều đoạn, hiện nay chỉ có thể đi bộ. Tuyến kênh dẫn nước hở về nhà máy có kích thước rộng 5m, cao 5m, chiều dài 3.000m bị sạt lở, đất đá vùi lấp khoảng 1.500m ở giữa tuyến kênh.

Tuyến kênh hạ lưu bị đất đá vùi lấp khoảng 50m, ảnh hưởng trạm 110 kV và một số công trình phụ khác của nhà máy.

Hiện nay nhà máy đang dừng phát điện, phối hợp với chính quyền địa phương thống kê thiệt hại, lên phương án khắc phục.

Được biết, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 5 do Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Sơn làm chủ đầu tư được xây dựng tại xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Nhà máy vận hành từ năm 2013 gồm 2 tổ máy, với tổng công suất 28MW.

Theo NGỌC HIỂN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.