Gia Lai: Hội nghị bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh và đề xuất các biện pháp cần triển khai ngay để khai thác cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), chiều 18-9, Sở Công thương Gia Lai đã tổ chức Hội nghị bàn các biện pháp khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cùng hơn 20 doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. 
Theo báo cáo của Sở Công thương, những năm qua, hoạt động xuất khẩu của tỉnh có bước tăng trưởng khả quan; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 14,38%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như cà phê, cao su, mì lát, hồ tiêu, sản phẩm gỗ đã có mặt trên thị trường 40 quốc gia, trong đó thị trường châu Âu chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Hiện trên địa bàn có gần 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Trong 9 tháng năm 2020, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 400 triệu USD (đạt 63,49% kế hoạch, tăng 10,12% so với cùng kỳ năm 2019); nhiều mặt hàng chủ lực như cà phê, mủ cao su có mức tăng trưởng cả về sản lượng và giá trị kim ngạch. Dự kiến kim ngạch xuất của tỉnh năm 2020 ước đạt 580 triệu USD (tăng 16% so với năm 2019, đạt 92% kế hoạch đề ra).
Trao quyết định công nhận danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2019”  cho 3 doanh nghiệp của tỉnh. Ảnh: Vũ Thảo
Giám đốc Sở Công thương trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương công nhận danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2019” cho 3 doanh nghiệp của tỉnh. Ảnh: Vũ Thảo
Theo nhận định của ngành chức năng, hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục gặp khó khăn, việc tăng cường kiểm soát dịch Covid-19 làm hoạt động giao thương chậm lại, do hàng hóa bị kiểm soát chặt chẽ hơn, các hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài bị hạn chế, một số mặt hàng chủ lực sẽ tiếp tục gặp khó khăn cả về khâu cung ứng, lưu thông lẫn tiêu thụ do nhu cầu thị trường thế giới giảm… Vì vậy, việc tìm kiếm thị trường mới và ký kết các hợp đồng mới rất khó khăn.
Bên cạnh đó, sự suy giảm của thương mại toàn cầu, ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc sẽ làm tốc độ tăng trưởng không cao. Tuy nhiên, với chính sách mở cửa thị trường, tác động của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8-2020 sẽ mở ra cơ hội để hàng hóa xuất khẩu thâm nhập và mở rộng tại các thị trường mới. 
Trên cơ sở dự báo tình hình năm 2020 và các năm tiếp theo, Sở Công thương đề xuất các nhóm giải pháp về chính sách thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu; nâng cao chất lượng và giá trị cho hàng hóa xuất khẩu; phát triển thị trường xuất khẩu; hỗ trợ xuất khẩu. Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã bàn một số biện pháp cần triển khai ngay nhằm khai thác triệt để Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA…
Dịp này, Sở Công thương đã trao quyết định công nhận danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2019” của Bộ trưởng Bộ Công thương cho 3 doanh nghiệp của tỉnh gồm: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Trang, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty TNHH Quốc tế Song Hỷ Gia Lai.
VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.