Còn tồn hơn 1.000 container hàng hoá ở cửa khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Số liệu trên vừa được Bộ Công thương cập nhật chiều nay (18.3) về tình hình hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong đó phần lớn là nông sản, còn tồn đọng ở một số cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Nông sản vẫn còn tồn đọng nằm chờ xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Lam Nghi
Theo đó, tính hết ngày 17.3, lượng hàng hóa đã được thông quan xuất khẩu qua các cửa khẩu đường biên giữa Việt Nam - Trung Quốc là 1.063 xe và 7 toa tàu hàng, lượng hàng nhập khẩu là 1.021 xe; hàng tồn tại biên giới cả 2 nước là 1.047 xe và 8 toa tàu. Trong số đó, chiếm phần lớn là nông sản.
Tại tỉnh Lạng Sơn, cửa khẩu Hữu Nghị còn tồn 114 xe chủ yếu hàng nông sản và linh kiện điện tử xuất khẩu; cửa khẩu Tân Thanh có lượng hàng tồn lớn nhất với 788 xe chủ yếu hàng nông sản xuất khẩu; cửa khẩu Cốc Nam tồn 11 xe hàng tạp hóa, đông lạnh, cá basa đông lạnh xuất khẩu; cửa khẩu Chi Ma tồn 72 xe, chủ yếu là hàng xuất khẩu; cửa khẩu ga Đồng Đăng (ga đường sắt) tồn 8 toa hàng thanh long xuất khẩu và nhà bóng nhập.
90% thanh long trồng tại Bình Thuận được bán cho Trung Quốc. Trong mùa dịch này, theo một số chủ nhà vườn thanh long tại Bình Thuận, hàng ùn ứ và bắt buộc bán giá rẻ hơn nhiều để giải phóng kho. Ảnh: D.Đ.M
Tương tự, tại tỉnh Quảng Ninh, cửa khẩu chính Hoành Mô tồn 13 xe hàng nông sản; cửa khẩu Vạn Gia còn tồn 4 xe hàng khô; cửa khẩu Quốc tế Móng Cái tồn 45 xe hàng khô. 
Các cửa khẩu quốc tế tại tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng có số hàng xuất và nhập khẩu ít hơn, nhưng hàng tồn theo thống kê không có.
Trước đó, Bộ Công thương nhiều lần cảnh báo các doanh nghiệp, cá nhân xuất khẩu, hãy đưa hàng lên biên giới khi đã có hợp đồng mua bán cụ thể, bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 không thể đẩy mạnh mua bán dọc các chợ biên giới được. Tuy nhiên, rất nhiều xe nông sản được vẫn được chở lên biên giới với hy vọng được thông quan sớm.
Nguyên Nga (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.