Trung Quốc lùi thông quan, Bộ Công thương đề nghị doanh nghiệp đàm phán chuyển chính ngạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ Công thương, diễn biến phức tạp và dự kiến còn kéo dài của dịch bệnh, khả năng Việt Nam và Trung Quốc có thể sớm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nông sản xuất khẩu là không nhiều.
Ảnh: Lam Nghi
Sau thông tin từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết chính quyền tỉnh Quảng Tây đã quyết định kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên giới và tiếp tục tạm dừng hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới, trước mắt là tới cuối tháng 2.2020, theo Bộ Công thương, nhiều khả năng chính quyền tỉnh Vân Nam cũng sẽ đưa ra quyết định tương tự.
Bộ Công thương cho rằng, dù đã có nhiều nỗ lực để chuyển đổi xuất khẩu sang hình thức chính ngạch nhưng đến nay, xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân tại các chợ biên giới vẫn là phương thức xuất khẩu chủ yếu đối với một số trái cây như thanh long và dưa hấu. Thế nên, định kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên giới và tiếp tục tạm dừng hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới của chính quyền 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam dự kiến sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu các loại nông sản này.
Theo báo cáo nhanh của các tỉnh, tính tới sáng ngày 9.2, tại tỉnh Lạng Sơn chỉ tồn 173 xe thanh long, tại tỉnh Lào Cai là 152 xe, không tăng nhiều so với cuối tháng 1.2020.
Trước tình hình đó, Bộ Công thương đưa ra 4 đề nghị tạm thời đối với nông sản xuất khẩu sang đường bộ. Cụ thể, với các loại nông sản đang dựa mạnh vào xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân (như thanh long và dưa hấu), kiến nghị các doanh nghiệp và người dân có biện pháp để điều tiết sản lượng, ít nhất là không sử dụng các biện pháp để gia tăng sản lượng vào thời điểm này.
Thứ 2, Với các loại nông sản sắp thu hoạch, hạn chế đưa hàng lên biên giới trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch. Đặc biệt, Bộ đề nghị doanh nghiệp có thể liên hệ với chủ hàng để đàm phán chuyển đổi sang hình thức chính ngạch. Bên cạnh đó, Bộ Công thương sẽ chỉ đạo các phòng giấy phép của Bộ tại các địa phương ưu tiên cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho những lô hàng sẵn sàng chuyển sang hình thức chính ngạch.
Ngoài trái thanh long, dưa hấu là một trong hai loại trái cây Bộ Công thương đề nghị phía doanh nghiệp đàm phán với đối tác bên Trung Quốc để có thể xuất chính ngạch. Ảnh: Lam Nghi
Thứ 3, như đã có ý kiến trước đây, Bộ Công thương tiếp tục đề nghị với các doanh nghiệp logistics, đặc biệt là những doanh nghiệp có kho lạnh, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nông sản thông qua việc ưu tiên bảo quản các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc và trong khả năng của mình, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, giảm phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa để hỗ trợ cho nông dân. Ngoài ra, Bộ đề nghị các doanh nghiệp phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị... tiếp tục hỗ trợ nông dân tiêu thụ các loại nông sản đang gặp khó khăn như thanh long, dưa hấu.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương hứa sẽ phối hợp cùng Bộ NN-PTNT tiếp tục các nỗ lực để tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, trong đó có việc chỉ đạo toàn bộ hệ thống thương vụ và tham tán nông nghiệp tại nước ngoài tham gia tìm kiếm và giới thiệu khách hàng mới, góp phần thúc đẩy chuyển hướng tiêu thụ nông sản trong giai đoạn hiện nay.
Nguyên Nga (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.