Vì mục tiêu phát triển bền vững trên lưu vực sông Mê Kông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC) là một tổ chức quốc tế được thành lập trên cơ sở Hiệp định Mê Kông năm 1995, gồm 4 thành viên là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. MRC có mục tiêu thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên về sử dụng, phát triển bền vững, bảo vệ các tài nguyên liên quan trong lưu vực sông Mê Kông.

Kể từ Hội nghị cấp cao lần thứ hai (tháng 4-2014) do Việt Nam đăng cai tổ chức tại TP Hồ Chí Minh với chủ đề “An ninh nước, năng lượng, lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu của lưu vực sông Mê Kông”, MRC tiếp tục là cơ chế duy nhất có chức năng xây dựng khung pháp lý và các quy định kỹ thuật cụ thể, ràng buộc trách nhiệm của các nước thành viên trong khai thác, bảo vệ và quản lý bền vững nguồn nước sông Mê Kông.

Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế đã tổ chức Hội nghị  Tăng cường các nỗ lực chung và quan hệ đối tác để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực.  Ảnh: vnmc
Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế đã tổ chức Hội nghị Tăng cường các nỗ lực chung và quan hệ đối tác để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực. Ảnh: vnmc

Thời gian qua, Việt Nam cũng đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác phát triển bền vững sông Mê Kông thông qua việc tích cực tham gia hợp tác tại MRC và các tổ chức khu vực, quốc tế về nguồn nước, như: Diễn đàn Nước thế giới, Mạng lưới cộng tác nước toàn cầu, Tổ chức lưu vực sông quốc tế. Việt Nam cũng tích cực, chủ động thúc đẩy bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước trong các cơ chế hợp tác khu vực liên quan như: Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), sáng kiến Hạ nguồn Mê Kông (LMI), hợp tác Mê Kông-Nhật Bản, hợp tác Mê Kông-Lan Thương…

Trong bối cảnh Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng MRC năm 2018, việc đoàn đại biểu nước ta tham dự hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Kông quốc tế lần thứ Ba tại Siêm Riệp, Campuchia nhằm triển khai tích cực chủ trương, đường lối đối ngoại đã được Đại hội XII của Đảng đề ra, đó là “thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; đồng thời khẳng định sự quan tâm và cam kết của Việt Nam đối với hợp tác trong khuôn khổ MRC trên tinh thần Hiệp định Mê Kông năm 1995, góp phần tăng cường vai trò của ủy hội cũng như sự đoàn kết, hợp tác giữa các nước thành viên vì lợi ích chung.

Phát biểu tại hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Kông quốc tế lần thứ Ba, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, khẳng định: Tôi đánh giá cao các kết quả rất có giá trị của hợp tác khoa học giữa các nhà khoa học quốc tế và trong nước. Đây là dịp để chúng ta đề ra những định hướng lớn, các lĩnh vực hợp tác ưu tiên, mở rộng sự hợp tác trong và ngoài Ủy hội MRC nhằm sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong Lưu vực sông Mê Kông, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc ở mỗi quốc gia thành viên và trong cả khu vực”.

Cũng trong tháng 4 năm 2018 tại Siêm Riệp, Campuchia, Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế đã tổ chức Hội nghị Quốc tế với chủ đề: Tăng cường các nỗ lực chung và quan hệ đối tác để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực. Tham dự Hội nghị có hơn 400 đại biểu quốc tế và từ các nước thành viên Uỷ hội sông Mê Công quốc tế, là các nhà khoa học, quản lý, các doanh nghiệp, chuyên gia độc lập, các cán bộ của các tổ chức lưu vực sông, tổ chức phi chính phủ, các đối tác phát triển của Uỷ hội.

Tại Hội nghị, các bên liên quan đã trao đổi, chia sẻ các quan điểm, ý tưởng, các bài học kinh nghiệm, cũng như đưa ra các khuyến nghị cho Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế nhằm đạt được mục tiêu của Uỷ hội và tầm nhìn của lưu vực sông Mê Kông, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới tăng cường các nỗ lực chung và quan hệ đối tác vì sự phát triển bền vững của khu vực. Các chủ đề thảo luận chính bao gồm các cơ hội và thách thức trong quy hoạch và phát triển lưu vực và các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi của phát triển, quản lý lũ và hạn, ứng phó với biến đổi khí hậu, chia sẻ và trao đổi thông tin số liệu, giám sát và đánh giá tác động của phát triển trong lưu vực, các loại hình năng lượng tái tạo thay thế và phát triển năng lượng bền vững,  tăng cường hợp tác Mê Kông và các mối quan hệ đối tác.

Hội nghị quốc tế là diễn đàn để các bên liên quan trao đổi, chia sẻ các quan điểm, ý tưởng, các bài học kinh nghiệm, cũng như đưa ra các khuyến nghị cho Uỷ hội sông Mê Công quốc tế
Hội nghị quốc tế là diễn đàn để các bên liên quan trao đổi, chia sẻ các quan điểm, ý tưởng, các bài học kinh nghiệm, cũng như đưa ra các khuyến nghị cho Uỷ hội sông Mê Công quốc tế. Ảnh: vnmc

Đồng thời, Hội nghị cũng đánh giá cao các nỗ lực hợp tác và xây dựng quan hệ đối tác trong mọi hoạt động của Uỷ hội từ xây dựng và thực  hiện các chiến lược, thủ tục và chỉ dẫn kỹ thuật tới giám sát, đánh giá, báo cáo về hiện trạng lưu vực, cũng như cộng tác làm việc với các đối tác và các bên liên quan. Các nỗ lực này hỗ trợ các quốc gia thành viên Uỷ hội đạt được các cam kết đối với Mục tiêu Phát triển bền vững về tài nguyên nước là Mục tiêu 6 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc Bên cạnh đó là các cam kết đối với xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường thể chế, và xây dựng quan hệ đối tác vì hoà bình và phát triển khu vực. Uỷ hội sông Mê Công quốc tế khẳng định tầm quan trọng của phát triển và quản lý bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của toàn lưu vực, và Uỷ hội sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình ra quyết định về phát triển của các quốc gia thành viên với các bằng chứng khoa học về cả lợi ích cũng như tác động bất lợi của các phương án phát triển.

Việc thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên về sử dụng, phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực sông Mê Kông góp phần giải quyết hiệu quả các thách thức liên quan đến an ninh nguồn nước cũng như bảo đảm lợi ích chính đáng của nhân dân các nước trong lưu vực sông Mê Kông về phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, để con sông mãi là tài sản chung vô giá của các thế hệ hôm nay và mai sau.

PV (th)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.