Chuyển một số vụ việc sang Bộ Công an

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Công Thương vừa công bố Kết luận Thanh tra số 3202/KL-BCT về công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; công tác tổ chức cán bộ tại Tổng công ty máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM).
Kết luận Thanh tra của Bộ Công thương đã chỉ ra nhiều sai phạm của VEAM gây thiệt hại, lãng phí tài sản nhà nước 
Cụ thể, Bộ Công thương cho biết, trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2018, mặc dù kết quả kinh doanh hợp nhất tại VEAM hàng năm đều có lãi, tuy nhiên thu nhập chủ yếu do lợi nhuận từ các công ty liên doanh (Toyota, Honda...) mang lại. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều đơn vị thuộc VEAM không đạt hiệu quả, thậm chí thua lỗ.
Ngoài ra, quá trình quản lý, điều hành tại VEAM và một số đơn vị thành viên còn tồn tại nhiều sai phạm, thiếu sót. Điển hình như: có nhiều sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, công nợ… gây thiệt hại, lãng phí tài sản của nhà nước.
Bộ Công Thương đã yêu cầu VEAM, các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các nội dung Kết luận Thanh tra. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã tiếp tục chuyển một số vụ việc sang Bộ Công an để làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý kinh tế.
Như Báo Bảo vệ pháp luật đã thông tin trước đó, VEAM đã bị Cục Hải quan TP Hà Nội ra quyết định ấn thuế hơn 352 tỷ đồng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngoài ra, năm 2018, VEAM còn bị đồn đoán về việc tài trợ cho lãnh đạo Bộ Công Thương đi nước ngoài lên tới 1,4 tỷ đồng. Vào tháng 8/2018, Hội đồng quản trị VEAM ra quyết định tạm dừng nhiệm vụ điều hành với chức danh Tổng giám đốc VEAM của ông Trần Ngọc Hà, Thành viên HĐQT.
Công ty này cũng dính lùm xùm khi ông Ngô Văn Tuyển, Thành viên HĐQT quyền Tổng giám đốc VEAM đã được cho rằng tự ý đi nước ngoài khi chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng, còn trước đó đã có dư luận cho rằng ông đã bỏ trốn vì được cho là vướng vào nhiều sai phạm gây thất thoát của Nhà nước lên đến hơn 250 tỷ đồng.
Trước những phản ánh liên quan đến công tác cán bộ của VEAM, Bộ Công Thương đang tiến hành thanh tra toàn diện các hoạt hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; công tác tổ chức cán bộ tại VEAM kể từ năm 2010 đến nay.
Trong quá trình thực hiện thanh tra, Bộ Công Thương đã chuyển hồ sơ về sai phạm phát hiện trong quá trình thanh tra tại VEAM sang Bộ Công an. Bộ Công an đang thụ lý vụ việc và xử lý theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật.
Minh Nhật (BVPL)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.