KonTum công bố sản phẩm sâm Ngọc Linh lần đầu tiên sau 30năm bảo tồn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 

 
Sau 30 năm bảo tồn, (ngày 11.1.2019) tỉnh Kon Tum chính thức công bố các sản phẩm chiết xuất từ sâm Ngọc Linh.
Sau 30 năm bảo tồn và phát triển sâm, chiều ngày 11.1, tỉnh Kon Tum chính thức công bố các chế phẩm chiết xuất từ sâm trên núi Ngọc Linh.
Đây là động thái của tỉnh Kon Tum nhằm "đánh bạt" các sản phẩm giả, trôi nổi "đội lốt" sâm Ngọc Linh của Kon Tum.
Không chỉ khu vực Tây Nguyên - mà người dân toàn quốc đều được tiếp cận sâm Ngọc Linh - nguồn dược liệu quý, hiếm. Kon Tum trưng bày các dòng sản phẩm như: Trà sâm K5, rượu sâm K5, sâm ngâm mật ong rừng…
 
Sâm củ được chế thành nước sâm, phục vụ sức khỏe.
 
Chiết suất thành trà sâm.
 
Tỉnh Kon Tum lần đầu tiên ra mắt rượu sâm.
Ông Trần Văn Hảo - Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum - cho biết: Không chỉ trà, rượu, mà tỉnh Kon Tum còn khuyến khích Cty tạo các sản phẩm như, nước tăng lực, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe từ sâm Ngọc Linh.
Song song khai thác, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu Cty tiếp tục việc bảo tồn, phát triển nguồn gen sâm trên núi Ngọc Linh. Cụ thể, mỗi năm cung ứng 40.000 - 50.000 cây giống cho các hộ dân sinh sống tại rìa núi Ngọc Linh ươm trồng, nhân giống. Cty trả lương, bao ăn, ở. Lá sâm, hạt sâm sẽ cho người dân tự thu hoạch, tự bán ra thị trường để ổn định cuộc sống.
Sâm giả tung hoành tại "thánh địa" Kon Tum, Quảng Nam

Biết hai tỉnh Quảng Nam, Kon Tum đang gieo trồng, bảo tồn và xuất bán sâm Ngọc Linh, nhiều cá nhân, tổ chức ở các tỉnh phía bắc tiến vào Tây Nguyên, lừa bán sâm giả.

Theo Giám đốc sở NNPTNT Kon Tum - ông Nguyễn Trung Hải, ở Việt Nam chỉ có Kon Tum và Quảng Nam là trồng được sâm Ngọc Linh. Người trong giới còn khó phân biệt, thế nên, ngoài thị trường việc mua bán sâm giả rất "sôi động". Đa số là các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mà ở đây là củ tam thất "đội mác" sâm Ngọc Linh Quảng Nam, Kon Tum.

Giá bán sâm Ngọc Linh ngoài thị trường từ 50-200 triệu đồng/kg củ tươi. Người dân 'muốn rẻ" rất dễ bị "dụ dỗ" mua trúng sâm giả, củ tam thất.

Phương Chi (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều tăng 126%

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều tăng 126%

(GLO)- Trang thông tin điện tử tổng hợp soha.vn dẫn số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 1-2024, Việt Nam đã xuất khẩu 65.142 tấn hạt điều, trị giá 351,2 triệu USD (tăng 139,4% về lượng và tăng 126% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).