Ông lớn PVN và EVN "nợ chúa chổm" hơn trăm nghìn tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Báo cáo năm 2017 cho thấy, các tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 1,3% so với thực hiện năm 2016, chiếm 56,5% tổng nguồn vốn.
Đây là một phần trong báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2017 Chính phủ gửi Quốc hội.
Cụ thể, năm 2017, 83 tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con có tổng tài sản của khối này tăng 2%, lên 2.776.384 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vấn đề là khoản nợ phải của các đơn vị này lên tới 1.530.667 tỷ đồng.
Báo cáo năm 2017 cho thấy, các tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng.
Báo cáo năm 2017 cho thấy, các tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng.
Trong số trên, một số cái tên có số nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng lớn như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (146.585 tỷ đồng), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (132.071 tỷ đồng).
Ngoài ra, một số những đơn vị nợ chục nghìn tỷ là: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (hơn 48.600 tỷ đồng), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (trên 28.000 tỷ đồng), Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (hơn 12.800 tỷ đồng),…
Về nợ phải thu, tổng các khoản phải thu là trên 409.000 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2016. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 14.114 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2016.
Đáng chú ý, một số đơn vị có tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản ở mức cao (trên 50%). Ví dụ như: Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có nợ phải thu trên 12.000 tỷ, bằng 58% tổng tài sản. Công ty mẹ - Tổng công ty Đông Bắc năm 2017 có tổng nợ phải thu trên 6.182 tỷ đồng, bằng 70% tổng tài sản…
Một số cái tên khác năm qua cũng có nợ phải thu khó đòi tăng cao như:  Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có nợ phải thu khó đòi gần 695 tỷ đồng (năm 2016 là 234 tỷ đồng), Công ty mẹ - Công ty TNHH MTV Đầu tư tài chính nhà nước Hồ Chí Minh nợ phải thu khó đòi lên tới 109 tỷ đồng trong khi một năm trước đó chỉ là hơn 37 tỷ đồng…
Phương Linh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.