Kon Tum: Thủy điện nợ tiền dịch vụ môi trường rừng cam kết trả nợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi Dân Việt phản ánh 8 nhà máy thủy điện ở Kon Tum nợ hàng tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, Tổng công ty Điện lực miền Trung đã có phản hồi, Công ty Cổ phần Tấn Phát cũng cam kết sẽ thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng trong năm 2018.
EVNCPC cho rằng 7 nhà máy thủy điện ở Kon Tum có trách nhiệm trả nợ tiền DVMTR
EVNCPC cho rằng 7 nhà máy thủy điện ở Kon Tum có trách nhiệm trả nợ tiền DVMTR
Liên quan đến việc 8 nhà máy thủy điện ở Kon Tum nợ hơn 11 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng trong nhiều năm qua (Dân Việt ngày 7.7 đã phản ánh), Công ty Cổ phần Tấn Phát (Khu Công nghiệp Hòa Bình, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) đã có văn bản phản hồi gửi đến Báo Dân Việt.
Công ty Tấn Phát cho biết ngay sau khi báo phản ánh, công ty đã có buổi làm việc với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (QBV&PTR) tỉnh Kon Tum. Theo biên bản làm việc, Công ty cam kết sẽ trả hơn 7,2 tỷ đồng trong 2 năm 2018 và 2019. Cụ thể, trong năm nay Công ty ưu tiên trả trước nợ gốc hơn 4,9 tỷ đồng và năm 2019 sẽ trả dứt điểm tiền lãi chậm nộp từ năm 2011 đến 7.2018 với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng còn lại.
 Công ty Tấn Phát cam kết trả tiền DVMTR trong năm 2018
Công ty Tấn Phát cam kết trả tiền DVMTR trong năm 2018
Cũng theo biên bản làm việc với QBV&PTR Kon Tum, Công ty Tấn Phát cho biết, đơn vị luôn xác định có trách nhiệm nộp tiền DVMTR nhưng vì lý do khách quan nên chưa thực hiện đúng theo quy định. Bởi các năm 2011-2017, tình hình kinh tế khó khăn, hạn hán xảy ra liên tiếp nên không đủ nước phát điện theo công suất, từ đó công ty tạm thời chưa có nguồn chi trả DVMTR. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, đơn vị có thi công một số công trình nhưng do chủ đầu tư chưa thanh toán theo hợp đồng nên chưa có nguồn trả cho QBV&PTR.
Như Dân Việt đã phản ánh, còn 7 nhà máy thủy điện khác vẫn chưa nôp tiền DVMTR năm 2011 và lãi chậm nộp từ năm 2011-2014 trên 3,8 tỷ đồng. Gồm Đắk Pô Ne 2, Đắk Pô Ne 2AB (thuộc Công ty TNHH Gia Nghi), Đắk Rơ Sa, Đắk Rơ Sa 2 (Công ty CP Thủy điện Đắk Rơ Sa), Đắk Pô Ne (Công ty CP Đầu tư điện lực 3) và Đắk Psi 3, Đắk Psi 4 (Công ty CP Đầu tư & Phát triển thủy điện Đắk Psi). Các doanh nghiệp này cho rằng việc chậm nộp là do EVNCPC chỉ thanh toán tiền DVMTR từ tháng 6.2011 trở đi (không chi trả từ tháng 1 đến 5-2011) và chưa trả tiền lãi chậm nộp từ năm 2011-2014.
Tuy nhiên trong văn bản gửi Báo Dân Việt, EVNCPC khẳng định: Từ năm 2014, đơn vị thực hiện mua điện từ các nhà máy thủy điện có công suất từ 30MW trở xuống theo ủy quyền EVN và chi phí DVMTR thanh toán theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực và EVN. Theo đó, EVNCPC đã thanh toán đầy đủ chi phí DVMTR cho tất cả các nhà máy thủy điện từ thời điểm ký hợp đồng mua bán điện theo biểu giá chi phí tránh được.
Riêng các nhà máy thủy điện Đắk Pô Ne 2 (thuộc Công ty TNHH Gia Nghi) và Đắk Rơ Sa đã ký hợp đồng trước tháng 6.2011 theo giá thỏa thuận, không được cấp có thẩm quyền quy định về phí DVMTR nên EVNCPC chưa có cơ sở thanh toán từ tháng 1-2011 đến tháng 5-2011. Như vậy, trách nhiệm trả nợ tiền DVMTR không phải EVNCPC mà thuộc về 7 nhà máy thủy điện đã nêu.
Lê Kiến (Danviet)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.