Xúc tiến thương mại: "Cú hích" cho doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hỗ trợ 50% đến 100% kinh phí để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, thương mại miền núi, biên giới và xuất khẩu là một trong những quy định rất đáng chú ý tại Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Đây được xem là “cú hích” để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao lợi thế phát triển thương mại của tỉnh.

Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn được nhiều doanh nghiệp trong tỉnh quan tâm triển khai. Ảnh: ĐỨC THỤY
Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn được nhiều doanh nghiệp trong tỉnh quan tâm triển khai. Ảnh: ĐỨC THỤY

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh là một trong những mục tiêu quan trọng được lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh hết sức quan tâm. Vì vậy, hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Theo ông Bùi Khắc Quang-Giám đốc Sở Công thương, Quyết định 32/2016/QĐ-UBND đã thổi một làn gió mới vào hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh. Qua đó, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường nội địa, phát triển thương mại miền núi, biên giới. Đồng thời, khuyến khích và nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm lợi thế của địa phương cũng như tăng cường gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư và du lịch.

 

Phiên chợ hàng Việt về nông thôn là một trong những chương trình xúc tiến thương mại hiệu quả. Ảnh: L.L
Phiên chợ hàng Việt về nông thôn là một trong những chương trình xúc tiến thương mại hiệu quả. Ảnh: L.L
Quyết định 32/2016/QĐ-UBND quy định: Hỗ trợ 70% kinh phí cho đơn vị chủ trì thực hiện nghiên cứu thị trường, thông tin thương mại, xây dựng cơ sở dữ liệu (mức tối đa 700.000 đồng/đơn vị); hỗ trợ 70% chi phí tuyên truyền xuất khẩu (mức tối đa không quá 25 triệu đồng/đơn vị)… hoặc 100% kinh phí cho đơn vị chủ trì tham gia hội chợ triển lãm thương mại (mức tối đa 100 triệu đồng/đơn vị)… Đối với các doanh nghiệp, tùy từng nội dung cụ thể cũng sẽ được hỗ trợ 50% hoặc sẽ áp dụng theo Điều 7 Quyết định 26/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh, với mức hỗ trợ đến 30 triệu đồng cho doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ công nghệ ở trong nước; đến 50 triệu đồng cho doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ công nghệ tại các nước thuộc khu vực châu Á và đến 80 triệu đồng cho doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ công nghệ tại các nước ngoài khu vực châu Á…

Phấn khởi trước sự quan tâm và tạo điều kiện của tỉnh, bà Lương Thị Ngọc Nữ-Phó Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Hải Bình Gia Lai (TP. Pleiku) cho biết: Doanh nghiệp đánh giá cao sự hỗ trợ này từ phía tỉnh bởi từ những chương trình xúc tiến thương mại sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, nhất là đối với những doanh nghiệp mới và nhỏ như Hải Bình. Nhờ đó, các doanh nghiệp trong tỉnh có nhiều cơ hội tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, việc xuất khẩu hạt điều vẫn còn nhiều khó khăn, chủ yếu là theo đường tiểu ngạch. Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, sản phẩm hạt điều Hải Bình có thể tham gia những hội chợ mang tầm quốc tế nhằm tìm kiếm cơ hội và đối tác để xuất khẩu hạt điều ra nước ngoài.

Là một doanh nghiệp gắn bó với nhiều chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh, ông Lê Tuấn Thành-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thanh Phong (TP. Pleiku) hy vọng những hỗ trợ trên của tỉnh sẽ là động lực để đơn vị tham gia nhiều hội chợ nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm các đối tác tiềm năng. Bên cạnh đó, đơn vị mong tỉnh tổ chức thêm nhiều chương trình tập huấn, các lớp đào tạo miễn phí cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bổ sung thêm những kiến thức thiết thực. Trong khi đó, bà Phan Thị Thùy Dung-Chủ doanh nghiệp tư nhân Thương mại Thùy Dung (TP. Pleiku) thì cho rằng, Quyết định 32 sẽ là “bàn đạp” góp phần thúc đẩy phát triển ngành chế biến sâu đối với nông sản tại tỉnh.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.