Nuôi thành công loài cá đặc sản có râu dài trên lòng hồ chứa nước ngọt ở Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sơn Hà tiến hành kiểm tra định kỳ mô hình “Nuôi cá Lăng thương phẩm trong lồng” tại xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà.

Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế diện tích mặt nước lòng hồ chứa nước Nước Trong, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá Lăng thương phẩm trong lồng” tại xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà.

Mô hình nuôi cá lăng đặc sản đang đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng thoát nghèo bền vững.

Mô hình thuộc Kế hoạch Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi năm 2022, Theo đó, có 2 hộ tham gia mô hình với tổng thể thích 400m3 lồng thả nuôi 8.000 con cá lăng giống (mật độ 20 con/m3).

Bà Phạm Thị Mân ở xã Sơn Bao cho biết, gia đình bà đã nuôi cá ở lòng hồ chứa nước Nước Trong được khoảng 5 năm, chủ yếu là tự nuôi và tự lo đầu ra, kinh nghiệm chăm sóc đàn cá chưa nhiều.

“Năm nay, gia đình tôi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ kinh phí đầu tư 200m3 lồng thả nuôi 4.000 con cá lăng nên gia đình tôi rất phấn khởi. Hy vọng mô hình nuôi cá đặc sản sẽ cho thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống” bà Mân cho biết thêm.

Qua kiểm tra, sau hơn 5 tháng thả nuôi, cá lăng sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 460 gram/con, tỷ lệ sống ước đạt 90%, cá không có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước 280C, pH nước 7,5, …đều phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của loài cá lăng.

 

 Anh Đỗ Thanh Dung, cán bộ kỹ thuật kiểm tra đàn cá lăng tại lồng nuôi của hộ gia đình bà Phạm Thị Mân, xã Bao Sơn, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
Anh Đỗ Thanh Dung, cán bộ kỹ thuật kiểm tra đàn cá lăng tại lồng nuôi của hộ gia đình bà Phạm Thị Mân, xã Bao Sơn, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.


Tham gia mô hình, các hộ nuôi được nhà nước hỗ trợ 70% chi phí (bao gồm chi phí mua con giống, thức ăn, Vitamin C, men tiêu hóa, thuốc phòng, trị bệnh) và chỉ đối ứng 30% còn lại.

Để giúp các hộ dân tham gia mô hình nuôi cá lăng cũng như người dân sinh sống xung quanh vùng hồ chứa nước Nước Trong nắm được kỹ thuật nuôi cá lăng thương phẩm trong lồng, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật.

Trung tâm cũng cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, hỗ trợ và hướng dẫn tận tình về kỹ thuật lắp đặt lồng bè, xử lý vệ sinh lồng trong quá trình nuôi, thức ăn và kỹ thuật cho cá lăng ăn...

Đến thời điểm hiện tại, 2 hộ tham gia mô hình nuôi cá lăng đã khá thành thạo kỹ thuật chăm sóc cá nên cá sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ hao hụt thấp.

Hiện nay, ở tỉnh Quảng Ngãi đang là mùa mưa bão, cán bộ kỹ thuật lưu ý người nuôi cá lồng bè trong lòng hồ chứa nước Nước Trong phải thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có phương án di chuyển lồng bè đến nơi an toàn khi có mưa bão xảy ra.

Thành công từ mô hình nuôi cá lăng đặc sản sẽ là bước đệm để xã Sơn Bao nói riêng và các địa phương khác trong tỉnh Quảng Ngãi nói chung có thể nhân rộng ra cộng đồng, từ đó có nhiều hộ dân tiếp cận hơn, vươn lên làm giàu chính đáng.

 

https://danviet.vn/nuoi-thanh-cong-loai-ca-lang-dac-san-co-rau-dai-tren-long-ho-chua-nuoc-ngot-o-quang-ngai-20221123230009135.htm

Theo Mạnh Hùng (TTKN tỉnh Quảng Ngãi/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.
Vụ lúa bội thu ở vùng biên giới Chư Prông

Vụ lúa bội thu ở vùng biên giới Chư Prông

(GLO)- Huyện Chư Prông được xem là vựa lúa vùng biên của tỉnh khi các công trình thủy lợi đang phát huy hiệu quả, giúp người dân mở rộng diện tích sản xuất. Vụ Đông Xuân 2023-2024, năng suất lúa nơi đây ổn định, giá lúa khô lại tăng cao đã đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân.