Ứng dụng khoa học-công nghệ: "Chìa khóa" của nền nông nghiệp hiện đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực tế cho thấy, việc ứng dụng khoa học-công nghệ trong nông nghiệp sẽ góp phần kéo giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) hiện có 110 thành viên liên kết sản xuất 120 ha cà phê, 80 ha hồ tiêu. Thời gian qua, HTX đã xây dựng thành công sản phẩm hồ tiêu hữu cơ và được tổ chức quốc tế Union công nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt của Hoa Kỳ và châu Âu. Ngoài ra, HTX cũng đã xây dựng thành công thương hiệu cà phê Đak Yang nhờ vào việc canh tác hữu cơ, chế biến theo phương pháp Honey mật ong và Natural. Ngoài ra, các sản phẩm hồ tiêu hữu cơ được HTX chế biến đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Hiện các sản phẩm của HTX đã đạt chứng nhận OCOP 3-4 sao cấp tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT (bìa trái) kiểm tra chanh leo tại nhà máy chế biến của Công ty TNHH MTV  Xuất nhập khẩu rau quả DOVECO Gia Lai.
Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTNT và lãnh đạo địa phương kiểm tra chanh leo tại nhà máy chế biến của Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu rau quả DOVECO Gia Lai. Ảnh: Gia Hưng


Ông Nguyễn Tấn Công-Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang-cho biết: Để có sản phẩm chất lượng, HTX áp dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp như: dùng phần mềm để quản lý xác định từng vườn, địa điểm sản xuất, ngày bón phân, định lượng bón, thu hoạch... Đồng thời, HTX sử dụng mạng xã hội Zalo, Facebook, lập website và tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường. “Việc ứng dụng công nghệ số giúp người canh tác chuẩn mực hơn, thực hiện quy trình sản xuất đầy đủ để tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Đặc biệt, sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất”-ông Công nói.

Tương tự, Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai (huyện Chư Pưh) đã liên kết với các hộ dân trên địa bàn huyện sản xuất và tiêu thụ nghệ sạch. Công ty có 2 sản phẩm là viên tinh bột nghệ đỏ AGILA và tinh bột nghệ đỏ AGILA đạt 3 sao OCOP. Công ty đã ký kết với Siêu thị Co.op Mart Pleiku thuê mặt bằng trưng bày và bán các sản phẩm. Ngoài ra, Công ty còn phối hợp với UBND huyện Chư Pưh mở gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm OCOP tại thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh). Giám đốc Công ty Võ Thành Tuân cho biết: Ngoài kênh bán hành truyền thống tại các điểm trưng bày, chúng tôi còn đưa sản phẩm tham gia hội chợ, phiên chợ, xây dựng website riêng, dùng mạng xã hội và kênh bán hàng online để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, Công ty từng bước vượt qua khó khăn, thích ứng với tình hình dịch Covid-19.

 Nhân viên Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu rau quả DOVECO Gia Lai sử dụng máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: Gia Hưng
Nhân viên Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu rau quả DOVECO Gia Lai sử dụng máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: Gia Hưng


Theo ông Nguyễn Long Khánh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh: Hiện nay, một số hộ dân, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn đang bắt đầu tiếp cận và áp dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp như: cài đặt công nghệ theo dõi nhiệt độ để điều tiết độ ẩm, tưới nước, điều chỉnh hàm lượng phân bón qua hệ thống tưới nhỏ giọt, truy xuất nguồn gốc, tem QR Code, số hóa bản đồ thổ nhưỡng, theo dõi giá cả nông sản. Ngoài ra, người dân còn đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử nhằm quảng bá, tìm kiếm đầu ra. “Thời gian tới, huyện tiếp tục phối hợp mở các lớp tập huấn cho người dân về nhật ký điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin và cài đặt các phần mềm ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp. Việc số hóa trong nông nghiệp sẽ giúp người dân, HTX, doanh nghiệp đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ gần hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên, để đẩy mạnh chuyển đổi số thì các bộ ngành, UBND tỉnh cần sớm ban hành các cơ chế chính sách để hỗ trợ địa phương thực hiện các chủ trương, kế hoạch, đề án số hóa trong nông nghiệp”-ông Khánh chia sẻ.

Còn theo ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa thì cho hay: Hiện tại, người dân và các HTX trên địa bàn chỉ mới tiếp cận với công nghệ số trong việc quảng bá sản phẩm, bán hàng online, cập nhật giá cả thị trường, thời tiết, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và học hỏi khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất. Thời gian đến, Phòng sẽ tham mưu giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hiện nay, người dân trong tỉnh bắt đầu ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp như: công nghệ IoT, BigData. Các ứng dụng này thông qua phần mềm phép phân tích dữ liệu về môi trường, loại cây và giai đoạn sinh trưởng, giúp người tiêu dùng có thể truy xuất và theo dõi các thông số theo thời gian. Ngoài ra, công nghệ IoT, công nghệ sinh học cũng được áp dụng ở các trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Qua đó, người dân từng bước tiếp cận với mô hình nông nghiệp thông minh, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, liên kết chuỗi giá trị… Tuy nhiên, trình độ công nghệ thông tin của người dân còn hạn chế nên việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chưa cao. Phần lớn người dân còn canh tác theo phương thức truyền thống dẫn đến việc truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu sản phẩm còn chậm.

Vừa qua, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong sản xuất nông nghiệp của nước ta còn nhạt nhòa. Người sản xuất còn mù mờ về thông tin cũng như thị trường và thị trường thì mù mờ về người sản xuất. Như vậy, nông nghiệp của chúng ta sẽ dẫn đến hệ quả đó là phải giải cứu. “Tôi mong muốn rằng, nền nông nghiệp của nước ta được định vị và minh bạch dữ liệu, thông tin thì hình ảnh của ta mới vươn xa được. Khi người nông dân tiếp cận với công nghệ số thì tri thức mở ra, thay đổi tư duy làm việc thì đó mới là giá trị. Chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số làm nền móng, tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”. Cùng với đó, phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế”-Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT thông tin thêm.

 

GIA HƯNG

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.