Chư Sê: Nông dân tập trung phòng trừ sâu bệnh cho lúa Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa Đông Xuân 2021-2022. 
Theo ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, đến nay, bà con nông dân đã gieo trồng được gần 2.179 ha cây trồng các loại, đạt 90,4% kế hoạch và bằng 108,66% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lúa nước gieo sạ được 1.610 ha, đạt 100,6% kế hoạch; rau 400 ha, đạt 100% kế hoạch; cây hàng năm khác như khoai lang, bắp sinh khối, đậu các loại… 108,65 ha, đạt 31% kế hoạch. Để giúp người dân có điều kiện sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2021-2022, huyện đã xuất kinh phí hỗ trợ hơn 55.165 kg lúa giống Đài Thơm 8 cho 2.330 hộ dân với tổng diện tích 424,35 ha. Hiện cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh. Một số diện tích xuất hiện sâu bệnh gây hại nhẹ, rải rác với tỷ lệ không đáng kể như: bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ.
Đang cùng vợ làm cỏ và dặm lại ruộng lúa tại cánh đồng làng Greo Sek (xã Dun), anh Rah Lan Then cho hay: “Gia đình mình có 6 sào lúa tại cánh đồng này. Vụ Đông Xuân năm nay, mình được huyện hỗ trợ 60 kg lúa giống Đài Thơm 8 để gieo trồng. Bên cạnh đó, cán bộ nông nghiệp xuống đồng hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Từ khi gieo sạ đến nay, mình thường xuyên ra đồng kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý kịp thời sâu bệnh gây hại”. Theo anh Then, mọi năm với diện tích này, anh bón 3 bao phân. Trong khi đó, năm nay, giá phân bón tăng cao nên chỉ mua được 1 bao phân khiến việc chăm sóc cây lúa của gia đình gặp nhiều khó khăn.
Vợ chồng anh Rah Lan Then (làng Greo Sek, xã Dun, huyện Chư Sê) chăm sóc lúa. Ảnh: Quang Tấn
Vợ chồng anh Rah Lan Then (làng Greo Sek, xã Dun, huyện Chư Sê) chăm sóc lúa. Ảnh: Quang Tấn
Tại cánh đồng Vơng Chép (xã Ayun), nước từ công trình thủy lợi Plei Keo đã biến vùng đất khô cằn ngày nào trở nên xanh tốt. Những năm qua, bên cạnh được hỗ trợ giống lúa chất lượng cao, người dân còn được cán bộ nông nghiệp huyện xuống tận đồng ruộng hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Nhờ đó, người dân đã dần nắm bắt kỹ thuật canh tác lúa nước 2 vụ, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất cũng như các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Đang lấy nước vào ruộng lúa đã được gieo sạ khoảng 1,5 tháng, anh Đinh Linh (làng Vơng Chép) phấn khởi cho biết: “Thời điểm này, cần bổ sung phân bón thúc để giúp cây lúa phát triển, đẻ nhánh. Đây cũng là thời điểm thường xuất hiện một số sâu bệnh hại tấn công cây lúa. Vì vậy, mình thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện và phòng trừ”.
Giá phân bón, vật tư nông nghiệp tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người dân. Ảnh: Quang Tấn
Qua khảo sát, mực nước tại các suối, ao, hồ và giếng đào trên địa bàn huyện Chư Sê vẫn đảm bảo phục vụ cho sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022. Ảnh: Quang Tấn
Trao đổi cùng P.V, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê thông tin: Năm nay thời tiết thuận lợi nên cây trồng sinh trưởng tốt. Đối với những diện tích gieo sạ sớm, cây lúa đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh; các diện tích trà chính vụ trong giai đoạn đẻ nhánh. Phòng phối hợp với các đơn vị chức năng và UBND các xã, thị trấn tập trung hướng dẫn người dân bón phân cân đối, tăng cường bón lân dễ tiêu và kali giúp cây lúa đẻ nhánh tốt. Đồng thời, khuyến cáo người dân thường xuyên phun thuốc phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại như sâu cuốn lá, bọ trĩ, đạo ôn, khô đầu lá lúa. “Để phòng-chống hạn vào cuối vụ, chúng tôi vận động người dân chủ động phát dọn, nạo vét kênh mương; kiện toàn các tổ điều tiết nước, phân chia lịch tưới hợp lý, tránh tình trạng tranh chấp nước tưới. Qua khảo sát, mực nước tại các suối, ao, hồ và giếng đào trên địa bàn huyện vẫn đảm bảo phục vụ cho sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022”-ông Hợp cho biết.
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.