Krông Pa: Người trồng mì thiệt hại nặng do mưa lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mưa lũ kéo dài trong thời gian qua khiến nhiều diện tích mì ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) bị ngập sâu dẫn đến thối củ hàng loạt.

Gia đình ông Nguyễn Văn Mịch (thôn Quỳnh Phụ, xã Ia Rsai) trồng 10 ha mì, dự kiến tháng 2-2022 sẽ thu hoạch. Tuy nhiên, mưa lớn gây ngập úng kéo dài trong tháng 11 vừa qua khiến 5 ha mì bị thối củ hàng loạt, diện tích còn lại cũng giảm hàm lượng tinh bột. Theo ông Mịch, toàn bộ vốn đầu tư trồng 10 ha mì hết khoảng 200 triệu đồng. Với diện tích này, những năm trước, gia đình ông thu hoạch khoảng 150 tấn củ. Tuy nhiên, năm nay chỉ thu được 30 tấn. Với giá mì hiện tại ở mức 3.000 đồng/kg, gia đình thiệt hại hơn 200 triệu đồng. “Nhìn đám mì bị thối củ, lá úa vàng dần mà xót ruột. Cán bộ đã xuống kiểm tra, thống kê số liệu báo cáo lên huyện. Tôi mong chính quyền có chính sách hỗ trợ để giảm bớt thiệt hại cho bà con nông dân”-ông Mịch đề nghị.

  Cán bộ xã Ia Rsai kiểm tra diện tích mì bị thối củ của gia đình ông Nguyên Văn Mịch (thôn Quỳnh Phụ). Ảnh: Vũ Chi
Cán bộ xã Ia Rsai kiểm tra diện tích mì bị thối củ của gia đình ông Nguyên Văn Mịch (thôn Quỳnh Phụ). Ảnh: Vũ Chi


Trong khi đó, gia đình ông Rah Lan Đơng (buôn Chư Tê, xã Ia Rsai) có 2 ha mì trồng gần suối Ia Rsai. Mưa lũ cuốn trôi hơn nửa diện tích, phần còn lại bị thối củ do ngập úng. Ông Đơng rầu rĩ nói: “Mưa lũ xảy ra nhanh quá, gia đình không kịp xoay xở. Bao nhiêu vốn liếng bị lũ cuốn trôi mất rồi, sang năm không biết lấy vốn đâu mà canh tác, trong khi diện tích mì còn lại nếu thu sớm cũng chẳng được bao nhiêu. Gia đình đang lúng túng lắm”.

Ông Đinh Đức Tư-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Rsai-cho biết: Toàn xã có khoảng 2.300 ha mì. Mưa lớn kéo dài, đặc biệt đợt mưa từ ngày 27 đến 30-11 đã làm hơn 140 ha mì bị thiệt hại trên 50%, số còn lại cũng bị giảm năng suất, giảm lượng tinh bột. Hiện nhiều diện tích vẫn chưa thể thu hoạch do bị lún sâu, không thể đưa phương tiện máy móc vào vận chuyển, thu mua. Thêm vào đó, tình hình dịch Covid-19 tại xã đang diễn biến phức tạp, xuất hiện một số ca dương tính trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây, nhiều người bị cách ly tại nhà, gây khó khăn cho việc thu hoạch. Xã đã cử cán bộ xuống từng thôn, buôn rà soát, thống kê số liệu và báo cáo về Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện để có biện pháp hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả, tái sản xuất vụ tiếp theo. Trước mắt, chúng tôi khuyến cáo người dân thu hoạch sớm, tuân thủ các biện pháp phòng-chống dịch khi thuê nhân công.

Xã Chư Rcăm cũng bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ. Chủ tịch UBND xã Hà Văn Đường cho hay: Đầu vụ thì nắng hạn kéo dài khiến mì bị chết nhiều đẩy chi phí đầu tư giống lên cao. Cùng với đó, bệnh khảm lá mì tiếp tục gây hại làm giảm năng suất. Khi bà con bắt đầu vào vụ thu hoạch thì mưa lũ làm thối củ, giảm hàm lượng tinh bột. Đời sống của bà con vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nay lại thêm thiệt hại về nông sản nên càng khó khăn hơn. Toàn xã có khoảng 25,5 ha cây trồng bị thiệt hại, trong đó có 14 ha mì. Bà con đang gấp rút thu hoạch diện tích mì bị ảnh hưởng do mưa lũ, năng suất bình quân chỉ đạt 10 tấn/ha, giảm 30-40% so với vụ trước.

Trao đổi P.V, ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa-cho biết: Toàn huyện có 23.400 ha mì. Do ảnh hưởng của bệnh khảm lá cộng với thời tiết bất lợi, nắng hạn kéo dài đầu vụ, mưa lũ cuối tháng 11 vừa qua đã làm hơn 2.612 ha mì bị thiệt hại, tập trung tại các vùng trũng ven sông Ba. Trong đó, khoảng 2.001 ha bị thiệt hại trên 70%, hơn 610 ha bị thiệt hại 30-70%. Huyện vận động bà con tranh thủ thời tiết nắng ráo thu hoạch diện tích mì bị ngập úng nhằm giảm bớt thiệt hại. Sau khi các xã thống kê số liệu, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã đề nghị hỗ trợ một phần thiệt hại cho bà con. Theo đó, kinh phí đề nghị hỗ trợ thiệt hại cây trồng là 5,7 tỷ đồng.

 

VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.