Gia Lai: Chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm soát, xử lý ổ dịch tả heo châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 13-10, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 1536/UBND-NL về việc tập trung triển khai các giải pháp phòng-chống bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh.
Tại tỉnh Gia Lai, bệnh dịch tả heo châu Phi tái phát từ ngày 29-7 tại xã Chư Răng (huyện Ia Pa). Đến nay, dịch đã lây lan ra đàn heo của 80 hộ/21 thôn/5 xã làm 594 con heo mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy. Ngoài ra, đã xuất hiện các ổ dịch tại địa bàn các huyện: Chư Păh, Kbang, Đức Cơ, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa.
Để chủ động tổ chức kiểm soát tốt, không để các loại dịch bệnh động vật nguy hiểm xảy ra trên diện rộng, giảm tổn thất về kinh tế, đồng thời nhằm đạt được mục tiêu kép vừa phòng-chống hiệu quả dịch Covid-19, vừa bảo vệ và phát triển sản xuất; UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng-chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y; Chỉ thị số 6477/CT-BNN-TY ngày 8-10-2021 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Kế hoạch phòng-chống bệnh động vật trên cạn đã được UBND tỉnh ban hành. Cụ thể: 
Đối với các huyện la Pa, Kbang, Đức Cơ và Ayun Pa: Khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch bệnh động vật; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách địa bàn để đôn dốc, kiểm tra, chỉ đạo công tác chống dịch. Tập trung huy động nguồn lực để triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm soát, xử lý ổ dịch; thiết lập các chốt kiểm soát dịch bệnh (nếu cần thiết); vận động các hộ chăn nuôi khai báo khi có heo bệnh và triển khai tiêu hủy heo chết, heo bệnh, heo có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh dịch tả heo châu Phi theo đúng quy định; hướng dẫn vệ sinh, tiêu độc sát trùng; hạn chế lây lan, phát sinh các ổ dịch mới; sớm khống chế dịch bệnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tập trung triển khai các giải pháp phòng-chống bệnh Dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tập trung triển khai các giải pháp phòng-chống bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Đức Thụy
Chủ động xuất cấp kinh phí của địa phương, đảm bảo đủ, kịp thời để mua vật tư, dụng cụ, hóa chất... và các chi phí hỗ trợ cho công tác tổ chức phòng-chống dịch tại địa phương. Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp hàng ngày tổng hợp, báo cáo đầy đủ tình hình dịch bệnh, kết quả công tác tổ chức phòng-chống dịch và nhận định tình hình, đề xuất giải pháp về UBND cấp huyện và Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.

Đối với các địa phương chưa xảy ra dịch bệnh: Chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn và UBND cấp xã chủ động tăng cường giám sát dịch gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực từng có gia súc mắc bệnh, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm ổ dịch khi mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng. 

Khi phát hiện gia súc mắc bệnh, thực hiện phong tỏa ngay ổ dịch, tiêu hủy ngay đàn heo bị bệnh, chết và tiến hành thực hiện ngay biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng và các biện pháp kiểm soát phòng-chống dịch bệnh khác theo Kế hoạch phòng-chống bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh được ban hành theo Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 6-10-2020 của UBND tỉnh. Thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống các xã đang có dịch đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp chống dịch, không để dịch tiếp tục phát sinh và lây lan. Rà soát, thống kê, lập danh sách cụ thể các hộ chăn nuôi heo, số lượng heo chăn nuôi trên địa bàn. Tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn heo đến tận cơ sở chăn nuôi. 

Giao trách nhiệm cho chính quyền cấp xã tích cực hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và phòng-chống dịch bệnh cho đàn heo. Quán triệt lực lượng tham gia công tác phòng-chống dịch tả heo châu Phi tuân thủ đầy đủ quy trình phòng-chống dịch Covid-19 khi tham gia thực hiện nhiệm vụ.

Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương trong công tác phòng-chống dịch bệnh tả heo châu Phi. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh những địa phương còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng-chống dịch bệnh động vật để chỉ đạo xử lý kịp thời. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kịp thời cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Trong đó, chủ trọng thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại; sử dụng nguồn giống tốt, đảm bảo an toàn dịch bệnh; không sử dụng thức ăn dư thừa, thu gom từ chợ, nhà hàng cho chăn nuôi lợn... Tổ chức triển khai thực hiện tốt tháng tổng vệ sinh, sát trùng tiêu đợt 3 năm 2021 trên địa bàn tỉnh để tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường, nhất là ở những nơi có mật độ chăn nuôi cao, các điểm tập kết, mua bán, giết mổ động vật, các địa phương đang có dịch, thường xuyên xảy ra dịch bệnh động vật.

Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường phối hợp với Phòng Nông nghiệp/Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện trong công tác tổ chức phòng-chống dịch tại các địa phương, nhất là các địa phương đang xảy ra dịch. Thường xuyên cập nhật đầy đủ thông tin, đánh giá diễn biến, nhận định tình hình dịch bệnh, tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai các giải pháp phòng-chống dịch phù hợp, hiệu quả, sớm khống chế tình hình dịch bệnh. Chỉ đạo các Trạm Kiểm dịch động vật thực hiện nghiêm công tác kiểm soát vận chuyển động vật, sản phâm động vật ra, vào địa bàn tỉnh tại các đầu mối giao thông. Tăng cường công tác kiểm dịch động vật tại gốc; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan như Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Công thương, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh… tích cực phối hợp, triển khai các biện pháp nhằm khống chế, ngăn chặn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm bùng phát.
KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.