Lạ đời ở tỉnh Gia Lai: Hạn hán giữa mùa mưa, cây trồng chết la liệt, nông dân ngao ngán kêu trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù Gia Lai đang là mùa mưa, song hàng nghìn cây trồng ở 1 số huyện phía Đông Nam Gia Lai như Kbang, Krông Pa chết dần, còi cọc và giảm năng suất do hạn hán. Ước tính, hạn hán ở 2 huyện này gây thiệt hại gần 140 tỷ đồng.

Nông dân bật khóc vì hạn hán giữa mùa mưa

Khí hậu ở Gia Lai được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Dù đang giữa mùa mưa, song hàng nghìn cây trồng ở các huyện phía Đông Nam Gia Lai chết do hạn hán, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.


 

 Nhiều đồng lúa tại các huyện phía Đông Nam tỉnh Gia Lai thiếu nước, khiến cây lúa không thể đẻ nhánh (ảnh T.H)
Nhiều đồng lúa tại các huyện phía Đông Nam tỉnh Gia Lai thiếu nước, khiến cây lúa không thể đẻ nhánh (ảnh T.H)


Theo đó, hạn hán trong vụ mùa 2021 khiến hàng chục nghìn ha cây trồng của người dân các huyện phía Đông Nam Gia Lai như thị xã An Khê, các huyện Kbang, Đăk Pơ, Ia Pa, Kông Chro, Krông Pa bị ảnh hưởng.

Trong đó, các địa phương bị hạn hán nặng nhất là huyện Krông Pa với hơn 16.200 ha (chiếm 45% tổng diện tích cây trồng vụ mùa 2021 tại huyện) và huyện Kbang, với hơn 2.100 ha.

Theo ghi nhận của PV, tại huyện Kbang, diện tích cây trồng bị thiệt hại tập trung tại các xã: Lơ Ku, Nghĩa An, Đak Rong, Krong, Đak Smar, Kông Lơng Khơng, Tơ Tung, xã Đông và thị trấn Kbang.

Trao đổi với PV, ông Triệu Văn Trung (trú tại xã Kông Lơng Khơng) buồn rầu nói: "Từ tháng 5-7 không có mưa dẫn đến hạn hán khiến diện tích mía, lúa, ngô của gia đình đều bị ảnh hưởng. Lúa và mía chậm lớn, đẻ nhánh ít, riêng 6 sào ngô gặp hạn đúng giai đoạn trổ bông, kết hạt, nên thất thu.

6 sào bắp này năm ngoái thu được 1,8 tấn thì năm nay chỉ thu được 100 kg hạt. Tương tự, hơn 2 ha mỳ cũng bị chết hết vì nắng, hạn kéo dài. Cuối tháng 8 vừa qua, ở đây có mấy trận mưa, gia đình dự tính sẽ gieo lại bắp. Tôi mong chính quyền địa phương hỗ trợ giống bắp và đậu xanh để người dân trồng lại".

Tương tự ông Trung, gần 1 tháng trước có xuất hiện cơn mưa, gia đình bà Vi Thị Tiệp (xã Tơ Tung)  đã tiến hành cày bừa, gieo trồng vụ hè thu (vụ chính). Nhưng từ đó trở đi, trời càng nắng nóng, hanh khô, đất đai khô khốc, nứt nẻ, lúa héo rũ.

Để cứu vãn tình hình, gia đình bà Tiệp phải đặt máy bơm, kéo ống tưới từ suối lên ruộng lúa. Tuy nhiên, do nguồn nước có hạn chỉ đủ tưới cho đám ruộng gần suối, còn 2 sào lúa ở cao không thể cứu được.

“Gia đình tôi dự tính phá ruộng lúa để trồng cây khác, nhưng nhìn thấy con trai có 3ha ngô cũng bị chết do hạn hán, ruộng khoai mì của nhiều người dân cũng không sống nổi nên tôi đã bỏ ý định này”, bà Tiệp chia sẻ.

 

Gia đình bà Tiệp đã phải kéo nước từ dưới suối lên để cứu vãn diện tích lúa, nhưng chỉ cứu được diện tích nhỏ, đành ngậm ngùi nhìn 2 sào lúa trên cao chết dần (Ảnh T.H)
Gia đình bà Tiệp đã phải kéo nước từ dưới suối lên để cứu vãn diện tích lúa, nhưng chỉ cứu được diện tích nhỏ, đành ngậm ngùi nhìn 2 sào lúa trên cao chết dần (Ảnh T.H)


Trước thực trạng trên, UBND huyện Kbang đã nhanh chóng cử các đoàn đi kiểm tra thực tế và triển khai các phương án khắc phục. Đồng thời, huyện đã tiến hành rà soát, thống kê diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán gây ra để có phương án hỗ trợ cho các hộ dân trên địa bàn huyện.
 

 Tương tự lúa, hạn hán khiến nhiều diện tích bắp trong gian đoạn trổ bông và kết hạt bị ảnh hưởng. Người dân gần như mất trắng (ảnh T.H)
Tương tự lúa, hạn hán khiến nhiều diện tích bắp trong gian đoạn trổ bông và kết hạt bị ảnh hưởng. Người dân gần như mất trắng (ảnh T.H)


Theo báo cáo của UBND huyện Kbang, hiện nay trên địa bàn có hơn 2.200 ha cây trồng của vụ mùa năm 2021 bị ảnh hưởng bởi nắng hạn. Ước tính tổng giá trị thiệt hại lên đến hơn 19,4 tỷ đồng.

Nắng hạn kéo dài khiến cho cây trồng bị khô héo, kém phát triển. Cụ thể, tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại hoàn toàn (trên 70%) hơn 1.000 ha; thiệt hại 50-70% gần 540 ha; còn lại là diện tịch bị thiệt hại từ 30-50% và một phần (dưới 30%).
Một huyện thiệt hại hơn 140 tỷ đồng vì hạn

Tương tự Kbang, nắng hạn gay gắt đã khiến vùng "chảo lửa" Krông Pa vốn nắng, nóng nay càng thêm gay gắt. Theo đó, nắng nóng kéo dài đã làm hơn 16.200 ha cây trồng trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng. Ước tính thiệt hại hơn 120 tỷ đồng.

Cánh đồng Kơ Ja, xã Chư Gu (Krông Pa) thuộc vùng tưới của công trình thủy lợi Ia Mlah nhưng anh Nay Yi cũng phải nhanh chóng dọn dẹp những gốc sắn chết trên mảnh ruộng khô khốc hơn 2ha.

Đầu tháng đã có vài trận mưa, nên anh muốn trồng lại hoa màu ngắn ngày. "Nói là nói vậy, nhưng giờ cũng chưa có tiền mua giống, vì mọi vốn liếng đã mua giống và phân bón chăm sóc hơn 2 ha mỳ chết khô vì hạn rồi", anh Yi bộc bạch.


 

 Hạn hạn mùa vụ 2021 đã khiến hàng nghìn cây trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại lên đến gần 140 tỷ đồng ở huyện Kbang và Krông Pa (ảnh T.H)
Hạn hạn mùa vụ 2021 đã khiến hàng nghìn cây trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại lên đến gần 140 tỷ đồng ở huyện Kbang và Krông Pa (ảnh T.H)


Trước thiệt hại về hoa màu của người dân địa phương, UBND huyện Krông Pa đã có văn bản đề nghị các cấp, ngành hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Ông Đinh Xuân Duyên - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Krông Pa (Gia Lai) cho biết, trước mắt ngành nông nghiệp địa phương khuyến cáo người dân trồng dặm ở diện tích bị ảnh hưởng, tập trung chăm sóc cây trồng ở nơi chủ động được nguồn nước tưới. Còn đối với diện tích không thể cứu vãn được, nông dân cần chủ động nguồn giống cây hoa màu ngắn ngày để khi thời tiết có mưa thì gieo trồng, bắt kịp thời vụ.

"Hiện tại, thời vụ của cây sắn đã hết nên khuyến cáo người dân mua giống cây bắp và cây đậu, đỗ để trồng lại diện tích đã chết. Đối với những diện tích được tưới từ những công trình thủy lợi trên địa bàn, chúng tôi sẽ chỉ đạo các đơn vị quản lý, tăng cường điều tiết, tiết kiệm nước, đảm bảo nước tưới cho diện tích lúa và cây trồng cạn trong vùng tưới", ông Đinh Xuân Duyên nhấn mạnh.

 

Ngành nông nghiệp các địa phương ảnh hưởng do hạn hán khuyến cáo người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp ở các diện tích thường xuyên gặp hạn (ảnh T.H)
Ngành nông nghiệp các địa phương ảnh hưởng do hạn hán khuyến cáo người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp ở các diện tích thường xuyên gặp hạn (ảnh T.H)


Đứng trước những thiệt hại to lớn về hạn hán đối với cây trồng, ngành nông nghiệp các huyện phía Đông Nam Gia Lai khuyến cáo người dân nên chuyển đổi cây trồng phù hợp hơn ở diện tích thường xuyên gặp hạn.



https://danviet.vn/la-doi-o-tinh-gia-lai-han-han-giua-mua-mua-cay-trong-chet-la-liet-nong-dan-ngao-ngan-keu-troi-20210911120156082.htm

Theo Trần Hiền (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.