Phú Yên: Sau Tết, nông dân "xử lý" thế nào với hàng trăm cây mai vàng "bán ế"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ sau Tết đến nay, các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh, trong đó có trồng cây mai vàng ở phường 9, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) tất bật chăm sóc cây để chuẩn bị cho một mùa hoa mới.

Bà Trần Thị Loan chuyên trồng mai vàng bán Tết ở phường 9, TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên),  cho biết: Ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, năm vừa qua gia đình tôi chỉ bán được 30 chậu mai đủ kích cỡ, giá bán mai Tết chỉ bằng 2/3 so với năm trước, bình quân khoảng 1,4-3 triệu đồng/chậu mai từ 5-8 năm tuổi.

 

 Nhà vườn trồng mai vàng TP Tuy Hòa (Phú Yên) lặt bông, sang chậu để cây mai vào vụ mới. Ảnh: SƠN CA
Nhà vườn trồng mai vàng TP Tuy Hòa (Phú Yên) lặt bông, sang chậu để cây mai vào vụ mới. Ảnh: SƠN CA



"Năm nay, chúng tôi không trồng thêm cây mai nào mới, chỉ tiếp tục chăm sóc hơn 300 chậu mai còn trong vườn. Gia đình huy động nhân công lặt bông mai và trái mai để giúp cây mai giữ sức, đồng thời thay đất, sang chậu, cắt bỏ bớt những phần rễ phụ để cây mai ra rễ mới...", bà Trần Thị Loan chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Hợi trồng mai ở xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), vườn mai của gia đình ông hiện có hơn 1.000 gốc mai vàng lớn nhỏ. Cây mai lớn nhất cũng có hơn 10 năm, cây mai con 2-3 năm tuổi. Lúc này ông Hợi phải thuê thêm 2 nhân công để tăng tốc độ lặt bông mai, sang chậu, thay đất.

Ông Hợi cho hay: Toàn bộ các công đoạn này sẽ hoàn thành trong tháng Giêng bởi đây là thời điểm các điều kiện tự nhiên như ẩm độ, nhiệt độ… vô cùng thuận lợi cho cây cối sinh sôi, phát triển.

Tương tự, những ngày qua, các nhà vườn trồng quất ở đây cũng tất bật với việc chăm sóc vườn. Ông Lê Văn Hòa ở xã Bình Kiến cho hay: Vụ rồi tôi bán được 500 chậu quất với giá 150.000 đồng/chậu lớn và 100.000 đồng/chậu nhỏ. Mặc dù biết giá bán rẻ nhưng vẫn phải bán để thu hồi tiền phân thuốc, có chi phí đầu tư cho vụ mới.

Năm nay, gia đình tôi giảm số lượng quất trồng mới xuống còn 300 chậu, cộng với 200 chậu quất còn tồn. Chúng tôi đang tập trung lặt trái, cắt bỏ toàn bộ cành nhánh con, sang chậu và thay đất để cây ra cành nhánh mới.

Theo ông Hòa, để cây phát triển tốt, ông sẽ cho một lượng phân, thuốc dưỡng rễ phía dưới đáy chậu sau đó mới cho đất vào để trồng cây, cách này giúp nhanh chóng phục hồi bộ rễ bị đứt khi sang chậu để cây mau lấy lại sức.

 


Theo bà Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên mùa hoa Tết vừa qua, các nhà vườn bán được rất ít cây, thiếu chi phí đầu tư vụ mới nên hầu hết bà con đều giảm lượng trồng.


https://danviet.vn/phu-yen-sau-tet-nong-dan-xu-ly-the-nao-voi-hang-tram-cay-mai-vang-ban-e-2021022823515757.htm

 

Theo SƠN CA (Báo Phú Yên/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.