Gia Lai: Trồng thứ cây 3 tháng đã tàn, cuốc 1 nhát bật lên toàn củ bự, bán cho tập đoàn lớn, thu tiền tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mạnh dạn ký kết với Pepsico Việt Nam trồng 7 ha khoai tây, nông dân Trần Ảnh (thôn Đồng Tâm, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã thu về hơn 1,6 tỷ đồng, trừ chi phí lãi ròng 700 triệu đồng chỉ sau hơn 3 tháng xuống giống. Tại tỉnh Gia Lai, nhiều nông dân cũng trúng lớn khi lần đầu tiên trồng khoai tây.

Dự án khoai tây của PepsiCo Việt Nam trồng đầu tiên tại Gia Lai cho năng suất cao, nông dân thu tiền tỷ
Dự án khoai tây của PepsiCo Việt Nam trồng đầu tiên tại Gia Lai cho năng suất cao, nông dân thu tiền tỷ



Trồng khoai tây, nông dân đến ngày cầm cục tiền to

Sau 10 năm triển khai và thành công tại tỉnh Lâm Đồng, dự án trồng khoai tây của Công Ty TNHH Thực Phẩm PepsiCo Việt Nam (PepsiCo Việt Nam) tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu tại tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai.


 

 Vụ khoai tây PepsiCo Việt Nam triển khai dự án đầu tiên tại Gia Lai đã cho mùa bội thu, năng suất trung bình 27-28 tấn/ha.
Vụ khoai tây PepsiCo Việt Nam triển khai dự án đầu tiên tại Gia Lai đã cho mùa bội thu, năng suất trung bình 27-28 tấn/ha.


Riêng tại tỉnh Gia Lai, năm 2020 PepsiCo Việt Nam chính thức mở dự án trồng khoai tây tại 2 huyện Đắk Đoa và Chư Sê. So với khởi đầu của 10 năm trước tại tỉnh Lâm Đồng với năng suất 10 tấn/ha, trong năm đầu tiên cây khoai tây trồng ở tỉnh Gia Lai đã cho kết quả ngỡ ngàng: Năng suất trung bình 27 tấn/ha, cao nhất lên đến 34 tấn/ha.

Những ngày tháng 3 đầy nắng gió vùng Tây Nguyên, ghi nhận của PV tại nông trường xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), rất nhiều nông dân tất bật đào khoai tây.

Không khí phấn khởi trên các cánh đồng trồng khoai tây đến lạ thường. Những luống khoai tây dài tít tắp giờ đã phủ trắng những củ to bực. Bà con nông dân vô cùng hào hứng với vụ khoai tây bội thu, được mùa được giá.

Ông Trần Ảnh (thôn Đồng Tâm, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) không giấu nổi xúc động: "Vụ đầu tiên trồng khoai tây thắng lợi, tôi mừng lắm. Ban đầu trồng loại cây này ở đây tôi cũng rất lo lắng, bởi chi phí đầu tư 1 ha tới hơn 100 triệu đồng. Mặt khác, cây khoai tây lạ đất, lạ người và có nhiều cái mới nên bỡ ngỡ...".

Thế nhưng, đến thời điểm thu hoạch khoai tây được mùa, trúng giá và được công ty cho xe tới thu mua ngay tận vườn thì ông Ảnh mới vỡ òa, phấn khởi.

Nhà ông Trần Ảnh trồng tất cả là 7 ha khoai tây, năng suất khoai tây đạt 27 tấn/ha. Với giá khoai tây hiện nay 8.200 đồng/kg, gia đình ông thu về hơn 1,6 tỷ đồng, trừ chi phí lãi ròng trên 700 triệu đồng. Kể từ khi trồng khoai tây đến khi đào củ bán đúng 115 ngày...


 

 Nông dân tỉnh Gia Lai phấn khởi, thu hoạch khoai tây bán ngay tại vườn cho tập đoàn PepsiCo Việt Nam.
Nông dân tỉnh Gia Lai phấn khởi, thu hoạch khoai tây bán ngay tại vườn cho tập đoàn PepsiCo Việt Nam.



Theo ông Ảnh, trồng khoai tây thực ra không khó. Điều quan trọng nhất là phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật mà PepsiCo Việt Nam đã hướng dẫn và điều tiết nước tưới một cách hiệu quả sẽ cho năng suất cao.

Do được công ty bao tiêu thu mua khoai tây nên nông dân hoàn toàn yên tâm. Ông Ảnh cho biết, vụ tới sẽ tiếp tục trồng khoai tây theo dự án và chắc chắn năng suất sẽ cao hơn.

Chia sẻ niềm vui sau vụ khoai tây bội thu, chị Nguyễn Thị Kim Liên (thôn Đồng Tâm, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) nói: "Tôi trồng 4 ha khoai tây thu được 115 tấn, bán được hơn 1 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên tôi trồng loại cây này...".

Chị Liên cho hay, ban đầu bắt tay vào trồng khoai tây cũng có nhiều người hù dọa sẽ gặp rủi ro khiến chị có chút hoang mang nhưng vẫn tin tưởng vào dự án. Giờ có thu hoạch tiền tỷ chỉ sau hơn 3 tháng chị mừng lắm...


 

 Chị Nguyễn Thị Kim Liên (thôn Đồng Tâm, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phấn khởi, thu lời lớn sau vụ khoai tây được mùa, giá cao.
Chị Nguyễn Thị Kim Liên (thôn Đồng Tâm, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phấn khởi, thu lời lớn sau vụ khoai tây được mùa, giá cao.



Chị Liên cho biết, trước khi chuyển sang trồng khoai tây, gia đình chị trồng 5.000 trụ hồ tiêu nhưng đều bị chết sạch do dịch bệnh.

Gia đình chị cũng lâm cảnh khốn khó vì cây hồ tiêu. Giờ chuyển sang trồng khoai tây, năng suất cao và được giá như hiện nay thì chị hoàn toàn yên tâm tiếp tục đầu tư vào loại cây mới này. Dự kiến vụ sau sẽ tăng diện tích lên gấp đôi, quên đi nỗi buồn cây hồ tiêu chết.

"Thấy nông dân cười là chúng tôi vui"

Nói về quá trình triển khai dự án khoai tây, ông Nguyễn Hồng Hạng – Giám đốc Phát triển Nông nghiệp PepsiCo Việt Nam cho biết: "Để xây dựng được vùng khoai tây nguyên liệu như hiện tại, cách đây 10 năm tôi đã đi khắp các tỉnh Tây Nguyên để khảo sát khí hậu, thổ nhưỡng.

Sau 10 năm triển khai trồng khoai tây tại Lâm Đồng thành công, chúng tôi đã áp dụng mô hình vào tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai và cho kết quả tốt. Khoai tây cho năng suất trung bình 27-28 tấn/ha, cao nhất 34 tấn/ha".

"Đây không phải ngẫu nhiên mà có được, mà là cả quá trình lâu dài mà PepsiCo Việt Nam đã mày mò, nghiên cứu áp dụng. Tôi đánh giá rất cao vùng đất trồng khoai tây tại Gia Lai, lượng khoai tây thu hoạch đều đạt yêu cầu với tỉ lệ 98%, hàm lượng lượng chất khô cao. Để hỗ trợ nông dân tốt hơn, đội ngũ kỹ sư của chúng tôi đã cùng nông dân xuống đồng, ăn ở cùng nông dân để hướng dẫn kỹ thuật", ông Hạng nói.


 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Gia Lai và PepsiCo tham quan mô hình khoai tây của hộ nông dân Trần Ảnh, trồng 7 ha tại xã Bờ Ngoong, huện Chư Sê.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Gia Lai và PepsiCo tham quan mô hình khoai tây của hộ nông dân Trần Ảnh, trồng 7 ha tại xã Bờ Ngoong, huện Chư Sê.


Chia sẻ về dự án, ông Nguyễn Phúc Trai - Giám đốc Nông học PepsiCo Việt Nam cho biết thêm: "Ngoài việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra, PepsiCo Việt Nam còn hỗ trợ về kỹ thuật và cùng đầu tư ứng giống, phân bón với chi phí ước tính khoảng 40%/ha, nông hộ đầu tư 60%.

Chính sách này góp phần giúp nông dân giảm gánh nặng tài chính, yên tâm sản xuất. Sau trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận ròng khoảng 95 triệu - 100 triệu đồng/ha. Thực hiện dự án này, thấy nông dân cười là chúng tôi vui và chúng tôi luôn muốn đồng hành, cùng chia sẻ lợi ích với bà con nông dân".

Theo ông Trai, hiện tại nhu cầu nguyên liệu khoai tây trong nước mới đáp ứng nhà máy PepsiCo Việt Nam hoạt động chỉ khoảng 75%, còn lại 25% phải nhập khẩu. Chính vì vậy, trong thời gian tới chúng tôi sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu tăng thêm khoảng 30%. Và địa bàn Gia Lai là vùng đất tiềm năng để phát triển.

Trao đổi với Dân Việt, ông Lưu Trung Nghĩa – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai cho biết: "Mặc dù cây khoai tây mới trồng tại Gia Lai nhưng lại cho năng suất rất cao, bà con nông dân rất mừng và khao khát có những mô hình mới như vậy.

Hiện tại, ở Gia Lai cây khoai tây mới chỉ canh tác được 1 vụ là chưa khai thác hết lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu ở đại phương. Đặc biệt, tỉnh Gia Lai có 2 vùng tiểu khí hậu khác nhau là Đông và Tây Gia Lai, do vậy PepsiCo Việt Nam có thể nghiên cứu trồng cây khoai tây trái vụ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất quanh năm".

 

PepsiCo Việt Nam bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật cho nông dân tham gia dự án. Vì vậy, bà con nông dân hoàn toàn yên tâm sản xuất.
PepsiCo Việt Nam bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật cho nông dân tham gia dự án. Vì vậy, bà con nông dân hoàn toàn yên tâm sản xuất.


Ông Nghĩa cho biết thêm, tỉnh Gia Lai đã có nghị quyết phát triển rau quả và đề án phát triển quy mô lớn với diện tích lên đến 120.000 ha.

Trong tương lai, Gia Lai phấn đấu trở thành trung tâm rau quả của cả nước. Hiện tại, đã có 2 nhà máy chế biến rau quả quy mô lớn đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Đây là lĩnh vực có rất nhiều tiềm năng thu hút đầu tư phát triển.

Theo ông Nghĩa, Gia Lai có rất nhiều loại rau quả thế mạnh như các loại rau, đậu tương, chanh leo… có sản lượng lớn, đây cũng là địa phương đầu tiên có lô hàng chanh leo xuất sang châu Âu đầu tiên trong cả nước theo Hiệp định EVFTA.

Định hướng lâu dài là tăng cường liên kết sản xuất theo hướng bền vững giữa nông dân với nhà doanh nghiệp và tìm kiếm các thị trường tiềm năng.


 

Gia Lai được đánh giá là vùng đất tiềm năng phát triển cây khoai tây, dự kiến PepsiCo Việt Nam sẽ mở rộng vùng nguyên liệu thêm 30% mỗi năm .
Gia Lai được đánh giá là vùng đất tiềm năng phát triển cây khoai tây, dự kiến PepsiCo Việt Nam sẽ mở rộng vùng nguyên liệu thêm 30% mỗi năm.


Theo khảo sát của PepsiCo Việt Nam, Gia Lai và Đắk Lắk là 2 tỉnh của Tây Nguyên có độ cao từ 500 – 900m so với mực nước biển, nhiệt độ từ 200  C – 270C thuận lợi phát triển cây khoai tây quy mô lớn.

Vùng này có thể cung cấp 200.000 tấn/năm. Hiện tại, nguyên liệu khoai tây trong nước chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy khoảng 75%. Vì vậy, ngoài Lâm Đồng, địa bàn Đắk Lắk và Gia Lai sẽ là vùng nguyên liệu quan trọng mà PepsiCo hướng đến và sẽ tăng thêm khoảng 30% mỗi năm.

https://danviet.vn/gia-lai-trong-thu-cay-3-thang-da-tan-cuoc-1-nhat-bat-len-toan-cu-bu-ban-cho-tap-doan-lon-thu-tien-ty-20210315160816273.htm
 

Theo Lê Kiến (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.