Vì sao Nhật Bản thích mê loại nông sản này của Việt Nam, xuất khẩu tăng tới 20%?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi Nhật Bản giảm nhập khẩu cà phê ở các thị trường chính thì Việt Nam vẫn xuất khẩu cà phê với lượng khá lớn sang thị trường này, hiện chiếm 26,15% thị phần.
Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản tăng vọt
Trong khi Nhật Bản giảm nhập khẩu cà phê ở các thị trường chính thì Việt Nam vẫn xuất khẩu cà phê với lượng khá lớn sang thị trường này.
Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Việt Nam trong 11 tháng năm 2020 đạt 97.000 tấn, trị giá 162,31 triệu USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 20,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản chiếm 26,15% trong 11 tháng năm 2020, cao hơn so với 19,8% trong 11 tháng năm 2019.
11 tháng năm 2020, Nhật Bản giảm nhập khẩu cà phê từ hầu hết các thị trường cung cấp, nhưng tăng nhập khẩu từ Việt Nam. Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Brazil trong 11 tháng năm 2020 đạt 103.800 tấn, trị giá 271,35 triệu USD, giảm 29,3% về lượng và giảm 27,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản chiếm 27,97% trong 11 tháng năm 2020, thấp hơn so với 35% trong 11 tháng năm 2019.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản trong 11 tháng năm 2020 đạt 371.100 tấn, trị giá 1,08 triệu USD, giảm 11,5% về lượng và giảm 7,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, Nhật Bản giảm nhập khẩu hầu hết các chủng loại cà phê, nhưng tăng nhập khẩu chủng loại cà phê đã rang, chưa khử caphêin.
Tỷ trọng nhập khẩu chủng loại cà phê chưa rang, chưa khử caphêin chiếm 97,67% tổng lượng nhập khẩu trong 11 tháng năm 2020, cao hơn so với tỷ trọng 97,52% trong 11 tháng năm 2019.
Trong 11 tháng năm 2020, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nhật Bản đạt mức 2.930 USD/ tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản tăng đáng kể trong năm 2020. Trong ảnh: Nông dân huyện Đăk Đoa, Gia Lai sơ chế cà phê. Ảnh: Khánh Nguyên.
Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản tăng đáng kể trong năm 2020. Trong ảnh: Nông dân huyện Đăk Đoa, Gia Lai sơ chế cà phê. Ảnh: Khánh Nguyên.
Giá phục hồi nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê vẫn giảm
Theo thống kê, đầu tháng 02/2021, giá cà phê Robusta trong nước tăng theo giá thế giới. 
Theo đó, ngày 06/02/2021, giá cà phê tăng từ 0,6 – 1,6% so với ngày 29/01/2021. Mức tăng cao nhất tại huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum, lên mức 31.500 đồng/kg; mức tăng thấp nhất 0,6% tại tỉnh Lâm Đồng, lên mức 31.000 - 31.100 đồng/kg. 
Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 tăng 400 đồng/kg (tăng 1,2%) so với ngày 29/012021, lên mức 33.100 đồng/kg.
Đầu tháng 2/2021, giá cà phê Robusta phục hồi do Việt Nam chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khiến nguồn cung trên thị trường bị hạn chế. 
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê tháng 01/2021 đạt 120.000 tấn, trị giá 217 triệu USD, giảm 13,7% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với tháng 12/2020, so với tháng 1/2020 giảm 17,6% về lượng và giảm 12,7% về trị giá.
Dự báo giá cà phê sẽ phục hồi do nguồn cung hạn chế. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến giá cước phí tăng cao, ảnh hưởng đến nguồn cung ứng toàn cầu.
Năm 2020, xuất khẩu cà phê Arabica khởi sắc
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê Arabica tháng 12/2020 đạt 3.600 tấn, trị giá 8,54 triệu USD, giảm 51,8% về lượng và giảm 50,1% về trị giá so với tháng 12/2019.
Tính chung cả năm 2020, xuất khẩu cà phê Arabica đạt 62.200 tấn, trị giá 143,8 triệu USD, tăng 5% về lượng và tăng 18,7% về trị giá so với năm 2019.
Tháng 12/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê Arabica đạt mức 2.387 USD/tấn, tăng 3,6% so với tháng 12/2019. 
Tính chung cả năm 2020, giá xuất khẩu cà phê Arabica đạt mức 2.310 USD/tấn, tăng 13% so với năm 2019. 
Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê Arabica sang nhiều thị trường chính tăng, gồm: Mỹ, Bỉ, Nhật Bản, Ai-len, Malaysia, Hà Lan. 
Theo Khánh Nguyên (Dân Việt)

https://danviet.vn/vi-sao-nhat-ban-thich-me-loai-nong-san-nay-cua-viet-nam-xuat-khau-tang-toi-20-2021021319244721.htm

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.