Phú Yên: Một ông nông dân gom các giống cam đặc sản của cả nước về vườn nhà mình trồng và cái kết bất ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày cuối năm, vùng đất Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) tấp nập hơn với những chuyến xe nối đuôi nhau lên tham quan những vườn cây ăn trái “Made in Phú Yên”. Trong số đó, phải kể đến vườn cây ăn trái phong phú, hấp dẫn của anh Võ Minh Tuấn, người được mệnh danh là “Vua cam” trên vùng đất núi Sông Hinh.

Ấn tượng "Vườn cây triệu phú"

Vườn cây ăn trái rộng hơn 3ha của anh Võ Minh Tuấn ở xã Ea Bar, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) vào những ngày cuối năm, rất nhiều loại cây trái đang đến mùa thu hoạch, sai trĩu quả.

Tại đây, đa phần là những cây bưởi da xanh, sầu riêng, bơ, quýt, và nhiều nhất là cam. Có thể bắt gặp gần chục chủng loại cam “đặc sản” của cả nước trong khu vườn của anh Tuấn: từ cam sành (Hà Giang), cam Cao Phong (Hòa Bình), cam Vinh (Nghệ An), cam xoàn (Nam Bộ), cam Cara ruột đỏ (Lâm Ðồng), cam giấy, cam mật, cam V2 (Valencia)…

 

 Anh Tuấn bên vườn cam, bưởi da xanh tại xã EaBar, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên). Ảnh: NGÔ XUÂN
Anh Tuấn bên vườn cam, bưởi da xanh tại xã EaBar, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên). Ảnh: NGÔ XUÂN


Trong đó, một số giống anh trồng đại trà khoảng vài trăm gốc; một số cây khác anh chỉ trồng vài gốc hoặc vài chục gốc thử nghiệm. Những chùm cam sai lúc lỉu, chín vàng ươm trên cả một dải đồi rộng lớn, tạo nên sự thích thú, hấp dẫn cho khách đến thăm vườn.

Anh Võ Minh Tuấn chia sẻ: 15 năm trước, tôi bắt đầu bén duyên với cây cam. Khi đó, cuộc sống khó khăn nên vợ chồng tôi ra vùng Tây Bắc quê vợ tìm hướng mưu sinh. Tình cờ, tôi đến thăm một vườn cam của người quen ở tỉnh Hà Giang.

Thấy loại cây trồng này cho giá trị kinh tế cao, lại chưa phát triển ở Phú Yên nên tôi quyết tâm xin làm thuê để học kỹ thuật trồng, chăm sóc, chiết ghép cây giống.

Sau 3 năm học nghề, tôi gom góp toàn bộ số tiền có được, mua hơn 300 cây cam giống về trồng tại thị trấn Hai Riêng, gầy dựng vườn cam.

Ðến nay, vườn cam đã bước vào giai đoạn thu hoạch ổn định. Mỗi gốc cam trưởng thành đều cho năng suất đều đặn từ 4-6 tạ cam/vụ; với giá bình quân từ 25.000-35.000 đồng/kg, cho gia đình thu nhập không dưới 300-400 triệu đồng/năm.

Thừa thắng xông lên, anh Tuấn mua hơn 3ha đất tại xã Ea Bar với mục tiêu tạo ra một vườn cây ăn trái chính hiệu “Made in Phú Yên”.

Anh đi từ miền Nam, lên Tây Nguyên, trở ra Nghệ An, Hà Tĩnh, rồi ra tận các tỉnh miền núi phía Bắc, ở đâu có giống cam đặc sản, năng suất và giá trị cao, anh đều sưu tầm giống mang về ươm, ghép để đưa vào “bộ sưu tập” cam vườn nhà.

Bên cạnh đó, anh Tuấn cũng trồng thêm mấy trăm gốc cây ăn trái có giá trị khác như sầu riêng, bơ, quýt đường, bưởi da xanh… Hiện nay, vườn trái cây hỗn hợp của gia đình anh vừa bước vào tuổi thu hoạch, cho thu nhập khoảng trên 200 triệu đồng/năm; và sẽ tiếp tục tăng thêm khi vườn cây vào tuổi trưởng thành.

Xây dựng sản phẩm OCOP

Nắm bắt xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, anh Võ Minh Tuấn luôn “nói không” với các loại thuốc hóa chất, thuốc kích thích độc hại. Thay vào đó, anh tuân thủ cách chăm sóc, bón phân phù hợp; có biện pháp phòng trừ sâu bệnh một cách hợp lý. Do vậy, sản phẩm của gia đình anh luôn được các thương lái và người tiêu dùng “săn đón”.

Ngoài nghiên cứu cây giống, anh Tuấn cất công đi tham quan, khảo sát rất nhiều hệ thống bơm tưới nước ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Qua đó, anh đầu tư gần 100 triệu đồng thiết kế hệ thống tưới bằng ống dẫn nước đến tận các gốc cây, đảm bảo 100% diện tích cây trồng đều được cung cấp đủ nước để phát triển.

Anh Tuấn tâm sự: Rất nhiều loại cây trái đặc sản ở các vùng miền về đến Phú Yên thì giá thành rất cao, hoặc người dân không an tâm vì sợ nhiều hóa chất.

Do vậy, tôi luôn mơ ước xây dựng một vườn cây ăn trái sạch, với chủng loại phong phú, để mỗi người yên tâm khi được thưởng thức các đặc sản ngay tại quê mình. Từ đầu tháng Chạp đến Tết, khi vườn cây vào vụ chín rộ, ngoài các thương lái, thì có rất nhiều đoàn khách đến tận vườn để tham quan, chụp ảnh và đặt mua cam, bưởi chuẩn bị ăn Tết.

Ông Nguyễn Văn Thùy, một người dân ở thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, bày tỏ: Tại Sông Hinh có rất nhiều mô hình trồng cam, bưởi và các loại trái cây khác, nhưng không có vườn cam nào năng suất như vườn anh Tuấn.

Ðặc biệt, vào dịp gần Tết, vườn cam của anh Tuấn sai trĩu quả, ai thấy cũng mê. Thêm vào đó, các loại cam, bưởi da xanh trồng tại đây có vị ngọt, giòn rất riêng; ai đã một lần ăn thử đều không thể quên.

Cũng vì vậy, anh Tuấn được mọi người phong là “Vua cam” của vùng đất này. Mỗi năm, vào dịp Tết, tôi đến tận vườn, đặt mua mấy chục quả bưởi để tặng người thân, bạn bè.

Ông Ðinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên), cho biết: Nhiều năm nay, mô hình trồng cam, bưởi da xanh của anh Võ Minh Tuấn đạt hiệu quả cao nhờ áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc khoa học, hợp lý; sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP, được người tiêu dùng đánh giá cao và trở thành đặc sản của địa phương.

UBND huyện sông Hinh cũng vừa tổ chức hội nghị đánh giá và thống nhất sản phẩm cam sành, cam V2 và bưởi da xanh của hộ anh Tuấn đủ điều kiện công nhận sản phẩm OCOP cấp huyện và đề nghị tỉnh xem xét, công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh.

 

Ông Ðinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên): Thời gian qua, phong trào trồng cây ăn trái trên địa bàn huyện Sông Hinh phát triển mạnh, với các loại cây trồng chủ yếu như cam, bưởi, sầu riêng, quýt, bơ booth, mít thái… Diện tích trồng cây ăn trái toàn huyện hơn 1.200ha. Trong đó, cây ăn trái dài ngày có giá trị kinh tế cao đạt trên 500ha.

https://danviet.vn/phu-yen-mot-ong-nong-dan-dem-cac-giong-cam-dac-san-cua-ca-nuoc-ve-vuon-nha-minh-trong-va-cai-ket-bat-ngo-20210219170508359.htm


Theo  Ngô Xuân (Báo Phú Yên/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.