Vườn phật thủ rộng nhất Hà thành tất bật vào vụ Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dịp cận Tết, các vườn phật thủ tại Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) đang bước vào giai đoạn cuối cùng để cung cấp sản phẩm ra thị trường.

Chị Nguyễn Thị Hoa bên những trái phật thủ. (Ảnh: Lan Như)
Chị Nguyễn Thị Hoa bên những trái phật thủ. (Ảnh: Lan Như)


Kẻ khóc, người cười

Xã Đắc Sở từ lâu đã nổi tiếng là miền đất của giống cây phật thủ “bạc triệu”. Vào thời điểm giáp Tết Nguyên Đán, trên khắp các khu vườn trồng loại cây này, người nông dân đang hối hả chăm sóc quả và cắt tỉa cây.

Chị Nguyễn Thị Hoa - chủ vườn phật thủ rộng hơn 1.600m2 tại Đắc Sở phấn khởi vì mùa quả năm nay bội thu hơn hẳn năm trước.

“Nhà tôi trồng phật thủ đến nay đã được 3 năm, gia đình đầu tư hàng trăm triệu để phát triển. Với thành quả như hiện tại, năm nay vườn sẽ thu về được khoảng hơn 5.000 quả” - chị Hoa nói.

 

 Vườn phật thủ rộng hơn 8.000m2 tại Đắc Sở. (Ảnh: Lan Như)
Vườn phật thủ rộng hơn 8.000m2 tại Đắc Sở. (Ảnh: Lan Như)


Chị Hoa cho biết, cây được ghép hoặc chiết với gốc bưởi rồi đem trồng, chủ vườn có thể trồng trực tiếp cây con hoặc giâm cành. Không như các loại cây nông nghiệp khác, phật thủ cần được chăm sóc tỉ mẩn, kỹ càng. Từ các công đoạn làm sạch đất đến tưới tiêu, phun, xới đều do người dân có kinh nghiệm thực hiện.

Với ý nghĩa mang lại bình yên và may mắn cho gia chủ. Vào các dịp như mồng 1 tháng Chạp hay ngày rằm nhu cầu tìm mua phật thủ lại càng tăng. Do vậy, những trái phật thủ đạt tiêu chuẩn cần đảm bảo to, xanh, càng có hình dáng giống tay Phật càng được mua với giá cao.

Khác với tâm trạng của chị Hoa, anh Nguyễn Bá Chiến – chủ vườn phật thủ rộng 8.280m2 tỏ ra rất buồn và lo lắng. Bởi theo anh Chiến, thời tiết năm nay hết sức khắc nghiệt. Là người đã gắn bó với phật thủ hơn 10 năm, anh cũng không lường trước được sự mất mùa này.

 

Người dân kỳ vọng vào mùa phật thủ bội thu. (Ảnh: Lan Như)
Người dân kỳ vọng vào mùa phật thủ bội thu. (Ảnh: Lan Như)


Anh Chiến cho hay: “Tôi đầu tư nhiều tâm sức vào khu đất mới này. Mất nhiều tiền để chăm sóc, bón phân, thuê nhân công thời vụ. Gia đình dày công chăm bón chỉ mong thu lợi nhuận dịp Tết. Thế nhưng hiện tại vườn nhà nhiều cây cho quả không đạt chất lượng”.

Theo anh Chiến, đợt dịch COVID-19 khiến đầu ra của phật thủ gặp khó khăn. Nếu gặp khách mua tại vườn, quả nhỏ có khi bán được từ 10.000-15.000 đồng, còn quả to cũng bán với giá vài chục nghìn. Hiện trạng vườn vàng lá, chết cây năm nay khiến anh và gia đình rất khó thu hồi lại số vốn đã bỏ ra đầu tư vào diện tích trồng.

“Quả ngọt” phụ thuộc vào… đất trồng

Trồng phật thủ đúng cách phải học cách “vuốt ve” cưng chiều nó, phật thủ ưa những bãi đất bồi pha cát ven sông. Do vậy hiện nay nhiều chủ vườn đang chuyển hẳn về trồng ở các địa phương lân cận như: Phùng, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai…

Theo anh Nguyễn Văn Hoan (Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết: “Để thu được lợi nhuận từ phật thủ, đất trồng là điều kiện tiên quyết. Không thể ở mãi một nơi kiên trì “lấy công làm lãi” được”.

 

Quả phật thủ phải to, dài và xòe đều kết hợp thêm độ xanh bóng thì mới bán được giá cao. Ảnh: Lan Như
Quả phật thủ phải to, dài và xòe đều kết hợp thêm độ xanh bóng thì mới bán được giá cao. Ảnh: Lan Như


Không chỉ vậy, cây phật thủ còn là loại cây kỵ thời tiết lạnh giá, ưa ấm áp. Với tình hình thời tiết lạnh khô, nhiệt độ giảm sâu như hiện nay nhiều chủ vườn đang tích cực tưới nước vừa đủ để đảm bảo độ ẩm thích hợp cho cây.

Được biết giá 1 trái phật thủ dao động từ 40.000 - 200.000 đồng tùy kích thước và hình dáng quả. Đặc biệt có quả to, đạt tiêu chuẩn giá bán lên đến hàng triệu đồng. Không chỉ bán cho người dân địa phương hay thành phố Hà Nội, phật thủ tại Đắc Sở còn được cung ứng đến các tỉnh như: Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Lạt…

“Quả này được nhiều người yêu thích bởi trưng đẹp, không tàn nhanh như hoa quả thông thường. Hiện nay gia đình tôi đang chuẩn bị rất nhiều thùng xốp, giấy lót chống sốc chuẩn bị vận chuyển hàng đến tay người dùng để đảm bảo quả vẫn nguyên vẹn” – anh Hoan cho hay.

https://laodong.vn/thi-truong/vuon-phat-thu-rong-nhat-ha-thanh-tat-bat-vao-vu-tet-870647.ldo
 

Theo Lan Như-Phương Nga (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.