Điểm danh những giống lúa "át chủ bài" cho gạo xuất khẩu giá trị cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việt Nam đang có hàng chục giống gạo xuất khẩu chất lượng cao "làm mưa làm gió" thị trường thế giới, trong đó nổi bật là các giống gạo "OM".

Những cánh đồng lúa chất lượng cao cho giá trị xuất khẩu lớn. Ảnh: Xuân Ân
Những cánh đồng lúa chất lượng cao cho giá trị xuất khẩu lớn. Ảnh: Xuân Ân


Nhóm gạo xuất khẩu chất lượng cao chiếm 45%

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), nhóm gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu hiện đang chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước. Ước sản xuất cả năm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2020 ước đạt 4,004 triệu hecta (ha), năng suất bình quân ước đạt 61,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 24,47 triệu tấn.

Trong đó, tiêu thụ nội địa cho vùng ĐBSCL và TPHCM (dự tính tổng số lượng người tiêu thụ gạo từ ĐBSCL là 28 triệu người), gồm: Dân số vùng ĐBSCL khoảng 18 triệu người và TPHCM khoảng 10 triệu người) và sử dụng làm giống, thức ăn chăn nuôi... nên tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn.

Lúa hàng hóa dùng cho xuất khẩu ước khoảng 13,47 triệu tấn, tương đương 6,74 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt - cho biết: Về cơ cấu giống lúa và nhóm gạo xuất khẩu, tổng khối lượng gạo cho xuất khẩu năm 2020 là 6,74 triệu tấn, trong đó nhóm gạo chất lượng cao chiếm 45% với 3,03 triệu tấn. Giống OM5451, OM4900 (nằm trong danh mục xuất khẩu EU) chiếm khoảng 30%, tương đương 2,02 triệu tấn.

Nhóm gạo thơm, đặc sản chiếm 30% với 2,02 triệu tấn. Trong đó, giống Hương Nhài (có nơi gọi Hương Lài) 85, ST20, RVT, VD20, Nàng Hoa 9, Tài Nguyên Chợ Đào (nằm trong danh mục xuất khẩu EU) chiếm 15%, tương đương 1,01 triệu tấn.

“Nhóm gạo chất lượng trung bình chỉ chiếm 15% với 1,00 triệu tấn. Nhóm nếp chiếm 10% với 0,67 triệu tấn, điều này cho thấy Việt Nam đã hướng đến sản xuất và xuất khẩu gạo chất lượng cao giống lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là hướng chuyển đổi kịp thời và đúng đắn" - ông Nguyễn Như Cường nhấn mạnh.

Những giống gạo "OM" tiêu biểu

Cũng theo ông Nguyễn Như Cường, các giống lúa chất lượng cao xuất khẩu đang được các thị trường cao cấp như Hoa Kỳ, EU, Úc… ưa chuộng gồm: ST, jasmine85, Đài Thơm8, Nàng hoa 9, Om4900, Om5451, Om7347, Om18, VD20, RVT…


 

Giống lúa OM5451 cho giá trị xuất khẩu cao. Ảnh: Theo Giongcamau.vn
Giống lúa OM5451 cho giá trị xuất khẩu cao. Ảnh: Theo Giongcamau.vn



Cũng theo Cục Trồng trọt, ngoài gạo ST mới xuất khẩu vài năm gần đây, thì tỉ trọng gạo "ôm" (OM) chiếm khá lớn.

Gạo OM5451 được chọn từ tổ hợp lai Jasmine 85/OM2490. Giống OM5451 có thời gian sinh trưởng khoảng 88 - 93 ngày (lúa sạ) trong vụ Đông Xuân, 90-95 ngày trong vụ Hè Thu. Gạo5451 thuộc loại giống lúa thuần, từ nguồn nguyên liệu lúa OM5451, được trồng phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất cao với phẩm chất gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. OM5451 có dạng hình đẹp, tương đối cứng cây, khả năng đẻ nhánh khá, bông đóng hạt dầy, tỉ lệ lép thấp, hạt gạo dài, ít bạc bụng, cơm mềm.

Còn gạo OM4900 cho cơm ngon, hơi thơm, độ dẻo vừa do hàm lượng amylose có trong gạo ở mức trung bình khá, hạt dài trong, năng suất có thể đạt 7-8 tấn/vụ Đông Xuân, 5-7 tấn/vụ Hè Thu.

Giống lúa thuần OM 4900 đã được lai tạo chọn lọc bởi các cán bộ khoa học tại Bộ môn Di truyền chọn giống thuộc Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (VLĐBSCL), tác giả là PGS.TS Nguyễn Thị Lang và GS.TS Bùi Chí Bửu.

Giống lúa OM7347 là giống tẻ thơm, ngắn ngày, do Viện Lúa ĐBSCL chọn tạo và được Bộ NNPTNT công nhận là giống quốc gia theo quyết định số 711/QĐ-TT-CLT ngày 7.12.2011. Tháng 4.2016, Viện Lúa ĐBSCL đã tiến hành chuyển nhượng bản quyền giống lúa OM7347 cho DIBANCO. DIBANCO được độc quyền khai thác tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. OM7347 đạt năng suất từ 6 - 8,5 tấn/ha.

 

https://laodong.vn/kinh-te/diem-danh-nhung-giong-lua-at-chu-bai-cho-gao-xuat-khau-gia-tri-cao-869529.ldo

Theo VŨ Long (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.