Gia Lai: Tạo đột phá phát triển kinh tế tập thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI với kỳ vọng tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế tập thể, HTX, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Củng cố, phát triển HTX nông nghiệp
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh hiện có 234 HTX nông nghiệp với 9.000 thành viên. Hầu hết HTX đã bước qua giai đoạn trì trệ, hoạt động cầm chừng, thua lỗ và chuyển đổi mô hình theo Luật HTX năm 2012, từng bước đáp ứng các dịch vụ giúp thành viên phát triển sản xuất. Đặc biệt, toàn tỉnh có 145 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, đạt 100% chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp và PTNT giao.
Ông Vũ Ngọc An-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Qua 8 năm thực hiện Luật HTX năm 2012 và hơn 1 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các HTX nông nghiệp đã có sự phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Nhiều cách làm mới trong sản xuất kinh doanh tạo ra những sản phẩm đặc trưng, chủ lực có giá trị kinh tế cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường đã được các HTX nông nghiệp thực hiện.
Năm 2019, toàn tỉnh có 9 HTX tham gia với 12 sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đánh giá chất lượng đạt 3-4 sao. Dự kiến trong năm nay sẽ thêm 19 HTX có sản phẩm được chứng nhận OCOP cấp tỉnh.
“Mặc dù đạt được những kết quả khả quan, song hiện nay, hoạt động của các HTX nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn như: một bộ phận người dân và cán bộ chưa phân biệt được HTX kiểu mới với HTX kiểu cũ; một số chính sách hỗ trợ HTX chưa đi vào thực tế như hỗ trợ tín dụng, đất đai, hạ tầng sản xuất; công tác quản lý nhà nước về HTX còn chồng chéo. Bên cạnh đó, một số HTX hoạt động yếu hoặc tạm dừng hoạt động. Để kinh tế tập thể với nòng cốt là các HTX nông nghiệp phát triển gắn với Chương trình OCOP trong thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và người dân hiểu vai trò, tầm quan trọng của HTX; tập trung phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng; triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ HTX thuê đất ưu đãi xây dựng nhà máy, kho chứa phục vụ sơ chế, chế biến tạo sản phẩm OCOP”-ông An cho biết thêm thêm.
Sản xuất cây giống chất lượng cao tại HTX Nông nghiệp và Dịch vụ An Phú Thịnh (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyễn Diệp
Sản xuất cây giống chất lượng cao tại HTX Nông nghiệp và Dịch vụ An Phú Thịnh (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyễn Diệp
Huyện Phú Thiện có 24 HTX, trong đó có 22 HTX nông nghiệp và 2 HTX dịch vụ phi nông nghiệp với tổng cộng 1.191 thành viên, vốn điều lệ khoảng 16,6 tỷ đồng. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể, nòng cốt là các HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012, Huyện ủy Phú Thiện đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/HU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng để củng cố, xây dựng HTX kiểu mới, định hướng đến năm 2025.
Hàng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch và chọn 1 HTX làm điểm đầu tư hoàn thiện để các HTX khác học tập và nhân rộng. Ngoài ra, huyện rất quan tâm đến trình độ và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý HTX khi mời các chuyên gia có kinh nghiệm về tập huấn, hướng dẫn các HTX hoạt động có hiệu quả hơn; triển khai chính sách thu hút 16 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc tại HTX… Nhờ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến và hiệu quả hơn.
Kết quả đạt được là vậy, nhưng hoạt động của các HTX ở Phú Thiện vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu trụ sở làm việc, năng lực quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ HTX còn hạn chế, chưa thu hút nhiều thành viên tham gia, vốn đóng góp còn ít… Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX cho cán bộ, người dân; đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân với HTX và doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận đất đai, tín dụng, hỗ trợ mở rộng thị trường, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Hỗ trợ HTX phát triển bền vững

Đại hội Liên minh HTX tỉnh lần thứ VI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu như: mỗi năm thành lập mới 25-30 HTX; trong nhiệm kỳ thành lập mới ít nhất 1 liên hiệp HTX; doanh thu bình quân đạt hơn 1,6 tỷ đồng/HTX/năm, thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên trong HTX tăng 10-15%; tỷ lệ cán bộ HTX có trình độ đại học, cao đẳng đạt 35-40%; phấn đấu đến năm 2025 có 35-40% HTX hoạt động hiệu quả.

Đại hội Liên minh HTX tỉnh khóa VI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ mới cao hơn so với nhiệm kỳ trước. Ngay sau Đại hội, các địa phương và HTX bắt đầu triển khai thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ với nhiều kỳ vọng. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tập trung tháo gỡ khó khăn để các HTX phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững.

Ông Phạm Ngọc Nghĩa-Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) cho biết: “Thế mạnh của HTX là phát triển các dịch vụ nông nghiệp, sản xuất lúa gạo chất lượng cao. Đặc biệt, huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Thiện-Gia Lai”; đây cũng là sản phẩm chủ lực của HTX. Vì vậy, trong giai đoạn 2020-2025, HTX tiếp tục mở rộng các dịch vụ nông nghiệp; đầu tư xây dựng một cửa hàng riêng để trưng bày, bán các sản phẩm OCOP. Hợp tác xã cũng sẽ liên kết với các thành viên và nông dân để sản xuất giống lúa nước chất lượng cao theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ; mở rộng thị trường tiêu thụ gạo trong và ngoài tỉnh; thu hút thêm khoảng 150-200 thành viên tham gia HTX”.

Còn bà Trần Thị Tầm-Giám đốc HTX Nông nghiệp-Dịch vụ An Nhiên (xã An Trung, huyện Kông Chro) thì cho hay: “Hợp tác xã chuyên cung ứng các loại rau củ quả đạt tiêu chuẩn VietGAP cho thị trường các tỉnh miền Trung với sản lượng 3 tấn/ngày. Tuy nhiên, cái khó nhất hiện nay là HTX thiếu vốn để đầu tư máy móc sơ chế, chế biến khô, đóng gói. Vì vậy, chúng tôi mong được vay vốn để mở rộng diện tích sản xuất để cung ứng ra thị trường tiêu thụ ổn định mỗi ngày 10 tấn rau củ quả các loại; đầu tư phân bón, giống, tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho người dân trên địa bàn theo phương án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, đồng thời kết nối thị trường tiêu thụ giúp các thành viên và nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập”.
trồng Cà chua công nghệ cao tại HTX Nông nghiệp và Dịch vụ An Phú Thịnh (2)
Trồng cà chua công nghệ cao tại HTX Nông nghiệp và Dịch vụ An Phú Thịnh (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyễn Diệp
Trong khi đó, ông Trịnh Quang Hải-Giám đốc HTX Nông nghiệp Thảo Nguyên (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) thông tin: “Những năm tới, HTX tập trung ổn định vùng nguyên liệu cà phê, đinh lăng và cây ăn quả để đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ có chứng nhận; đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng và tham gia Chương trình OCOP. Hợp tác xã mong muốn Nhà nước quan tâm hỗ trợ đất xây dựng trụ sở, cho vay vốn sản xuất kinh doanh, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu quảng bá sản phẩm đặc trưng”.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Mậu Phong-Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: Đại hội Liên minh HTX tỉnh khóa VI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã thông qua các chỉ tiêu như: phát triển đa dạng tổ hợp tác trong mọi lĩnh vực, ngành nghề; phối hợp với các sở, ngành chức năng và chính quyền địa phương xử lý dứt điểm các HTX chỉ tồn tại trên hình thức nhưng không hoạt động; thu hút tối thiểu 40% hộ nông dân vùng nông thôn tham gia vào các hình thức phát triển kinh tế tập thể hoặc sử dụng dịch vụ của các HTX.
“Để đạt được mục tiêu trên, thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh sẽ tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và hệ thống chính trị về phát triển kinh tế tập thể, HTX theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tăng số lượng HTX, tạo điều kiện cho HTX huy động các nguồn lực phát triển và hoạt động đúng pháp luật; tăng cường hỗ trợ, tư vấn giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các HTX. Đặc biệt, Liên minh HTX tỉnh sẽ đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh, tập trung vào khu vực nông nghiệp, nông thôn”-ông Phong cho biết thêm.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.