Bình Định: Nuôi 3.000 con cá chua đặc sản, sợ bão lụt vợ chồng ông nông dân bắt bán vội vẫn còn lời chán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm 2018, vợ chồng ông Lại Văn Võ và bà Hồ Thị Hiền (ở thôn Trung Xuân, xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi cá chua đặc sản trên diện tích ao rộng 2.700 m2.
Nếu như nuôi tôm, vợ chồng ông Lại Văn Võ-bà Hồ Thị Hiền ở xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cho thu nhập thất thường, có vụ lỗ vì tôm bệnh, không đạt năng suất thì từ khi chuyển sang nuôi cá chua mọi thứ thuận lợi hơn, thu nhập lại ổn định.
Bà Hồ Thị Hiền (thôn Trung Xuân, xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đang cho đàn cá chua ăn. Nuôi tôm thu nhập bấp bênh, nhưng nuôi cá chua lại cho thu nhập ổn định.
Bà Hồ Thị Hiền (thôn Trung Xuân, xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đang cho đàn cá chua ăn. Nuôi tôm thu nhập bấp bênh, nhưng nuôi cá chua lại cho thu nhập ổn định.
Bà Hiền kể: “Tháng 4 âm lịch vừa rồi, vợ chồng tôi đầu tư 15 triệu đồng mua 3.000 con cá giống về thả nuôi. 4 tháng sau thu được khoảng 1,3 tấn cá chua thương phẩm. Nếu để thêm tầm 2 tháng nữa, cá lớn hơn, được giá hơn nhưng vợ chồng tôi lo bão lụt thất thường, gây ảnh hưởng nên tính chuyện ăn chắc. Vì vậy, mỗi con cá chua chỉ nặng tầm 6 lạng. Dù vậy, mức lãi vẫn chấp nhận được - khoảng 30 triệu đồng. Đợi qua hết hẳn mùa bão lũ, vợ chồng tôi sẽ cải tạo lại ao thả nuôi vụ mới”.
Loài cá chua đặc sản nổi tiếng ở tỉnh Bình Định. Loài cá chua đặc sản này đang được nuôi nhiều ở 2 huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát.
Loài cá chua đặc sản nổi tiếng ở tỉnh Bình Định. Loài cá chua đặc sản này đang được nuôi nhiều ở 2 huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát.
Theo nhiều người dân ở mạn Đông Phù Mỹ, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định), nuôi tôm cực hơn rất nhiều, người thì dầm nước liên tục, tôm lại dễ mắc bệnh, môi trường thay đổi một chút là tôm cũng bị ảnh hưởng. 
Cá chua dễ nuôi hơn, ít bị bệnh, ít tốn công hơn, chỉ cần cung cấp nhiều oxy cá chua không bị ngộp là ổn. Cá chua đặc sản được nhiều thương lái ưa chuộng và vào tận nơi để thu mua.
Tại tỉnh Bình Định, cá chua được nuôi nhiều ở 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát, nhất là các vùng quanh khu vực đầm Đề Gi. 
Một số vùng khác ở các tỉnh Phú Yên, tỉnh Khánh Hòa cũng có nuôi cá chua nhưng phẩm cấp cá chua không bằng cá chua nuôi ở tỉnh Bình Định.
Vì vậy, hễ nhắc tới cá chua đặc sản là gần như thương lái sẽ nhắc đến cá chua Bình Định. 
Ông Lại Văn Võ cho biết thêm, hiện nay ở thôn Trung Xuân, xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) nhiều hộ nuôi tôm đã dần chuyển sang nuôi cá chua đặc sản hoặc nuôi cá chua xen với tôm vì nhận thấy việc chuyển đổi này mang lại nguồn thu nhập ổn định. 
Nhiều hộ còn mướn thêm ao, đìa để nuôi cá chua đặc sản. Nghề nuôi cá chua đặc sản đã có từ lâu ở nơi này nhưng từ khi nuôi tôm bấp bênh nhiều người chuyển sang nuôi cá chua.
Huỳnh Thành (DanViet)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.