Bình Định: Nước lũ ngập sâu tứ bề, nông dân khổ sở ngâm mình mò cứu những cây mai cảnh đi sơ tán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơn bão số 12 gây mưa lớn, kết hợp nước từ thượng nguồn đổ về làm cho nhiều ruộng trồng mai cảnh ở 2 làng mai Nhơn An và Nhơn Phong (TX An Nhơn, tỉnh Bình Định) ngập chìm trong nước lũ.
Cơn bão số 12 gây mưa lớn, kết hợp nước từ thượng nguồn đổ về làm cho nhiều ruộng trồng mai cảnh ở 2 làng mai Nhơn An và Nhơn Phong (TX An Nhơn, tỉnh Bình Định) ngập chìm trong nước lũ.

Nhiều ruộng mai ở xã Nhơn An, xã Nhơn Phong, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định ngập trong nước lũ do mưa lớn sau bão số 12.
Nhiều ruộng mai ở xã Nhơn An, xã Nhơn Phong, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định ngập trong nước lũ do mưa lớn sau bão số 12.
Sáng 11.11, trời đã hết mưa, nhưng do nước lũ xuống mạnh vào đêm 10.11, nên chủ các ruộng mai vừa huy động người nhà, vừa thuê lao động lội nước chuyển mai lên bờ, để tạm dọc theo tỉnh lộ 631 và các tuyến giao thông nông thôn cao, khó ngập nước.

Người dân trồng mai cảnh ở TX An Nhơn, tỉnh Bình Định vận chuyển mai từ ruộng lên bờ.
Người dân trồng mai cảnh ở TX An Nhơn, tỉnh Bình Định vận chuyển mai từ ruộng lên bờ.
Ông Nguyễn Đức (60 tuổi), thôn Trung Lý, xã Nhơn Phong (TX An Nhơn, tỉnh Bình Định), than thở: Thuê lao động lúc này rất khó nên 3 cha con sử dụng cộ rùa lội nước chuyển 200 chậu mai cảnh từ 5 - 6 năm tuổi lên bờ trước, bởi nếu để ngập chừng 3 ngày là mai sẽ chết hết.

Người dân trồng mai cảnh ở TX An Nhơn, tỉnh Bình Định lội nước kéo mai lên bờ.
Người dân trồng mai cảnh ở TX An Nhơn, tỉnh Bình Định lội nước kéo mai lên bờ.
Còn anh Văn Thanh Bình, ở làng mai Nhơn An, chia sẻ: Từ bão số 9, gia đình đã chủ động chuyển trên 1.000 chậu mai cảnh lên khu dân cư mới qui hoạch để tạm rồi, nên đợt lũ này đỡ vất vả.

Mai cảnh được bà con trồng mai cảnh ở TX An Nhơn, tỉnh Bình Định vận chuyển từ ruộng để nơi cao tránh ngập lụt.
Mai cảnh được bà con trồng mai cảnh ở TX An Nhơn, tỉnh Bình Định vận chuyển từ ruộng để nơi cao tránh ngập lụt.

Những khoản đất trống khu dân cư được người trồng mai ở TX An Nhơn, tỉnh Bình Định tận dụng để mai chạy lũ.
Những khoản đất trống khu dân cư được người trồng mai ở TX An Nhơn, tỉnh Bình Định tận dụng để mai chạy lũ.
Theo UBND 2 xã Nhơn An và xã Nhơn Phong (TX Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), thì ruộng chuyên trồng mai cảnh đợt lụt này bị ngập trên dưới 10 ha, hiện chính quyền địa phương đôn đốc bà con trồng mai cố gắng đưa số mai cảnh bị ngập lên cao nhằm tránh thiệt hại cho người dân.
Xuân Thức (Báo Bình Định/Dân Việt)

https://danviet.vn/binh-dinh-nuoc-lu-ngap-sau-tu-be-nong-dan-kho-so-ngam-minh-mo-cuu-nhung-cay-mai-canh-di-so-tan-20201112153923514.htm

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.