Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh Gia Lai: Nhân giống thành công loài lan quý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau nhiều tháng nghiên cứu, ứng dụng quy trình ươm giống lan rừng hoàng nhạn tháng 8 theo phương pháp nuôi cấy mô, mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh Gia Lai đã nhân giống thành công loài lan quý hiếm này.
Ông Phạm Cường-Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh-cho biết: “Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã nghiên cứu nhân giống được nhiều giống lan như: kim tuyến, giả hạc, hoàng thảo kèn…, đặc biệt là giống lan rừng hoàng nhạn tháng 8. Đây là một trong những giống hoa lan quý đã cạn kiệt do khai thác quá mức”.
Theo đó, để nhân giống, Trung tâm mua hạt giống của một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đak Đoa về gieo hạt, sau đó chuyển sang phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong phòng lạnh. Sau nhiều tháng thử nghiệm và đưa ra trồng ở nhà lưới, cây sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện trồng và chăm sóc ngoài trời. Đặc điểm của giống lan này là lá ngắn, hoa có màu vàng tím và vàng trơn, mùi thơm bay xa, thường nở vào tháng 8.
Anh Sin Ly (bìa trái) và anh Yô Na lựa chọn cây con lan hoàng nhạn tháng 8. Ảnh: Nguyễn Diệp
Anh Sin Ly (bìa trái) và anh Yô Na lựa chọn cây con lan hoàng nhạn tháng 8. Ảnh: Nguyễn Diệp
Là một trong những người mê lan, anh Sin Ly (làng Dôr 1, xã Glar) cho biết: “Tôi chơi lan rừng được 7 năm nay và chủ yếu chuyên về dòng lan hoàng nhạn tháng 8. Những năm 2013 trở về trước, dòng lan này còn nhiều, giá chỉ 50-150 ngàn đồng/kg. Năm ngoái, tôi đã nhân giống được khoảng 300 cây lan hoàng nhạn tháng 8 nhưng đến giờ đã bán gần hết, chỉ còn vài chục cây để chơi”.
Theo anh Ly, một cây hoàng nhạn tháng 8 đẹp có giá tầm 10-15 triệu đồng. Đặc biệt, cây đột biến có giá rất cao. Hiện nay, nhiều người trong làng cũng trồng loài hoa lan này vì giá trị kinh tế cao.
Cùng niềm đam mê chơi lan, anh Yô Na (làng Groi Wêt, xã Glar) kể: “Vườn lan của gia đình tôi có hơn 100 cây hoàng nhạn tháng 8 và giả hạc. Trồng lan mang lại hiệu quả kinh tế khá nên tôi mới chuyên tâm theo đuổi. Vừa rồi, thấy Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh nhân giống lan này thành công nên tôi tìm đến mua về trồng, chăm sóc thêm trong vườn…”.
Trao đổi với P.V, ông Phạm Cường cho biết thêm: Vài tháng nay, Trung tâm đã cung cấp khoảng 5.000 cây lan hoàng nhạn tháng 8 cho những người yêu thích hoa lan và các nhà vườn. Hiện đã có trên 50.000 cây lan hoàng nhạn tháng 8 được Trung tâm chuyển từ phòng nuôi cấy mô ra nhà lưới. Thời gian tới, Trung tâm sẽ tập trung nhân rộng giống lan này cũng như các loại lan rừng khác, mở ra triển vọng trong lưu giữ, bảo tồn nguồn gen quý và đáp ứng nhu cầu của người chơi lan.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.