Na rừng "khổng lồ", giá đắt gấp 3 lần na thường khách vẫn mua tấp nập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỗi trái na rừng nặng 2-3 kg có giá bán 300.000-450.000 đồng, đắt gấp 3 lần hàng thường nhưng vẫn được khách tìm mua.

Mỗi trái na rừng nặng 2-3 kg có giá bán 300.000-450.000 đồng, đắt gấp 3 lần hàng thường nhưng vẫn được khách tìm mua.

Vốn chỉ xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, na rừng ruột đỏ ở vùng núi Tây Bắc đang được nhiều khách hàng ưa chuộng. Loại na này ăn không ngon nhưng được cho là dược liệu quý, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên được nhiều người mua dù có giá cao gấp 3 lần hàng thường.

Chị Oanh, ở Điện Biên cho biết, gia đình chị cứ đến cuối tháng 8 đầu tháng 9 là rủ nhau đi hái na rừng. Mỗi ngày, gia đình chị gom được 10-20 kg na rừng và bán cho thương lái với giá 50.000-60.000 đồng mỗi kg. Riêng những trái na "khủng" 2-3 kg, giá có thể lên tới cả trăm nghìn đồng một kg.

"Thời gian này, na rừng nhiều nhưng lượng người đi hái đông. Do đó, lượng thu hoạch được khá ít. Loại này có ruột đỏ, trọng lượng lớn thường từ 700 gram đến 2,5 kg một quả. Trước đây, có trái lên đến 3-4 kg nhưng nay rất hiếm vì bị khai thác liên tục", chị Oanh chia sẻ.


 

Trái na rừng có trọng lượng cả kg. Ảnh: Lưu Thùy.
Trái na rừng có trọng lượng cả kg. Ảnh: Lưu Thùy.


Không chỉ Điện Biên, tại Lạng Sơn nhiều người dân cũng đi tìm hái na rừng. Anh Tâm, người chuyên đi hái na rừng cho biết, các năm trước loại này được bán với giá khá cao, có lúc lên tới 150.000 đồng một kg. Nhưng nay, giá đã hạ nhiệt do nhiều người đổ xô đi hái.

"Các năm trước, có ngày tôi kiếm được cả triệu đồng từ việc hái na rừng, nay thì thu nhập chỉ còn một nửa. Nguyên nhân là giá na rừng hạ nhiệt", anh Tâm nói.

Tuy giá giảm, nhưng theo anh này, nhiều người vẫn tìm mua na rừng vì nó được coi là một dược liệu quý. Loại này ăn không ngon nhưng đa phần được khách mua về ngâm rượu có thể trị phong thấp, làm thuốc an thần trị chứng mất ngủ và là bài thuốc bổ dương.

Là người chuyên buôn bán đặc sản vùng miền, chị Thủy ở Lai Châu cho hay, mỗi đợt chị bán hàng tạ na rừng không chỉ cho người dân địa phương mà còn giao hàng toàn quốc. Năm nay, mỗi kg na rừng được chị bán giá 150.000 đồng. Như vậy, với những trái có trọng lượng tầm 2 kg, giá bán khoảng 300.000 đồng một trái.

Theo chị Thủy, không chỉ khách miền Bắc mà cả miền Nam cũng chuộng loại na rừng này. Để có số lượng lớn, chị phải đặt bà con vào rừng tìm hái, sau đó gom ở nhiều nơi rồi đổ buôn cho các đầu mối tại các tỉnh. "Hiện na rừng không chỉ được các thương lái trong nước săn lùng mà nhiều người Trung Quốc cũng tìm mua. Quả này ăn có vị ngọt nhẹ, có thể để chín ăn tươi hoặc ngâm rượu.

Theo người dân địa phương tại Tây Bắc, để hái được na rừng khá khó khăn. Bởi chúng thường mọc trong rừng sâu. Đây là loại cây thân leo, mọc vào những cây thân gỗ lớn. Muốn hái được na phải là những người đi rừng giỏi, am hiểu thổ địa, đôi khi phải đi rừng nhiều ngày mới hái được.



https://danviet.vn/na-rung-khong-lo-gia-dat-gap-3-lan-na-thuong-khach-van-mua-tap-nap-2020091815461314.htm

Theo HỒNG CHÂN (VNE/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.