Quảng Ngãi: U60 căng lưới trồng rau, đuổi sâu bằng tỏi và rượu, thu lãi hơn 200 triệu/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với diện tích 3.000 m2 đất trồng rau an toàn, ông Đặng Văn Minh (62 tuổi ở thôn Bình Đông, xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi mỗi năm hơn 200 triệu đồng và nhờ trồng rau an toàn mà cuộc sống của gia đình trở nên giàu có.
"Vựa rau" an toàn lớn nhất vùng
Từ trung tâm thành phố Quảng Ngãi đi về phía Đông tầm 7 km, sẽ bắt gặp khu trồng rau xanh mượt của ông Đặng Văn Minh (62 tuổi ở thôn Bình Đông, xã Nghĩa Hà, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Nơi đây là "vựa rau" lớn cung cấp chính cho thành phố Quảng Ngãi và các vùng lân cận trên địa bàn tỉnh.
Với diện tích 3.000 m2 đất trồng rau an toàn, gia đình ông Đặng Văn Minh (62 tuổi, ở thôn Bình Đông, xã Nghĩa Hà, TP.Quảng Ngãi) thu lãi mỗi năm hơn 200 triệu đồng. Ảnh: Mạnh Hùng.
Với diện tích 3.000 m2 đất trồng rau an toàn, gia đình ông Đặng Văn Minh (62 tuổi, ở thôn Bình Đông, xã Nghĩa Hà, TP.Quảng Ngãi) thu lãi mỗi năm hơn 200 triệu đồng. Ảnh: Mạnh Hùng.
Chúng tôi đến nhà lão nông Đặng Văn Minh, ông đang chăm sóc giàn khổ qua trồng thử nghiệm giống mới, vợ và hai người con gái đang thu hoạch rau để bỏ sỉ cho thương lái. Mặc dù tuổi đã ngoài 60 nhưng ở ông vẫn toát lên vẻ nhanh nhẹn, tràn đầy sức sống.
Có khách đến thăm vườn rau, ông hồ hởi khoe: "Toàn bộ vườn rau của tôi được đóng trụ bê tông chắc chắn, phía trên che phủ lưới, khu trồng diếp cá bao bọc kĩ bằng màng nhà kính và đều được lắp đặt hệ thống tưới phun sương tự động nên vừa ngăn cản côn trùng vào gây hại vườn rau, vừa đảm bảo những điều kiện cần thiết về độ ẩm, ánh sáng giúp rau sinh trưởng, phát triển tốt…".
Ông Minh cho biết, sau khi tham gia huấn luyện ở trường huấn luyện Bộ đội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 1988 – 1991, ông xuất ngũ về bắt đầu cải tạo vườn nhà trồng lúa, sau đó chuyển sang trồng hoa cúc đất, cúc vạn thọ…. Nhưng đầu ra của hoa khá bấp bênh, đến năm 2007 vợ chồng ông quyết định làm rau quả.
"Ban đầu tôi chỉ trồng bắp sú, cải thìa, bí đao… các giống truyền thống của địa phương và trồng theo mùa vụ nên năm nào được mùa thì mất giá và phụ thuộc vào thương lái. Sau một thời gian tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, tháng 6/2018, tôi cải tạo vườn, xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới phun tự động cho toàn bộ diện tích vườn với kinh phí gần 200 triệu đồng…", ông Minh chia sẻ.
Vườn rau diếp cá được trồng theo phương pháp an toàn, hệ thống phun sương của ông Đặng Văn Minh. Ảnh: Mạnh Hùng.
Vườn rau diếp cá được trồng theo phương pháp an toàn, hệ thống phun sương của ông Đặng Văn Minh. Ảnh: Mạnh Hùng.
 Ông Minh xử lý an toàn khi rau nhiễm bệnh là xay gừng, tỏi, ớt sau đó ngâm với rượu khoảng 15 ngày, rồi phun lên rau, trị được tất cả các loại sâu bệnh của rau quả. Ảnh: Mạnh Hùng.
Ông Minh xử lý an toàn khi rau nhiễm bệnh là xay gừng, tỏi, ớt sau đó ngâm với rượu khoảng 15 ngày, rồi phun lên rau, trị được tất cả các loại sâu bệnh của rau quả. Ảnh: Mạnh Hùng.
Vườn của ông Minh có diện tích 3.000m2 trồng đa dạng các loại rau ăn lá, rau ăn quả và bán quanh năm, như: dưa leo, khổ qua rừng, bầu, bí đao, mướp, rau rừng, các loại cải, mồng tơi, hoa thiên lý, diếp cá,… Vườn của ông Minh được xem là "vựa rau" lớn nhất vùng, được áp dụng theo kỹ thuật trồng rau an toàn, chỉ sử dụng phân chuồng đã qua xử lý và bánh dầu đã ngâm để bón cho cây, tuyệt đối không dùng thuốc diệt cỏ, các loại thuốc trừ sâu có hại.
Thu lãi hơn 200 triệu/năm
Chia sẻ về cách trồng rau an toàn, ông Minh hồ hởi nói: "Cách xử lý an toàn khi rau nhiễm bệnh là xay gừng, tỏi, ớt  sau đó ngâm với rượu khoảng 15 ngày, rồi phun lên rau, trị được tất cả các loại sâu bệnh của rau…". Ông còn nói thêm việc dùng hệ thống tưới phun đã góp phần rửa sạch rau hạn chế sự đu bám của các sinh vật gây hại.
Ông Minh là người có công lớn trong việc định hướng cho bà con trong vùng trồng rau an toàn, không những giúp thay đổi nhận thức trong trồng trọt, cải thiện kinh tế, mà còn góp phần xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Mạnh Hùng
Ông Minh là người có công lớn trong việc định hướng cho bà con trong vùng trồng rau an toàn, không những giúp thay đổi nhận thức trong trồng trọt, cải thiện kinh tế, mà còn góp phần xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Mạnh Hùng
Mỗi ngày vườn của gia đình ông Minh cung cấp ra thị trường từ 30 – 50 kg rau các loại, giá dao động từ 10.000 – 30.000 đồng/kg, sản phẩm rau chủ yếu cung cấp cho 2 cửa hàng rau an toàn ở thôn Kim Thạch, xã Nghĩa Hà và thôn Tân Mỹ, xã Nghĩa An, các trường Mầm non ở địa phương, các nhà hàng, một số thương lái bán buôn trên địa bàn… 
"Trồng rau an toàn bán doanh thu cao hơn so với cách trồng rau thông thường, vì thế sau khi trừ chi phí, gia đình thu nhập từ 13 - 15 triệu đồng/tháng, tháng cao điểm có khi thu về gần 20 triệu đồng/tháng, bình quân thu lãi mỗi năm trên 200 triệu đồng…", ông Minh phấn khởi cho biết.  
Trải qua gần 30 năm trong nghề, một lão nông cần cù, chịu khó, ham học, ham làm, đã từng gặp nhiều khó khăn, thất bại nhưng giờ đây ông khẳng định làm rau theo hướng an toàn là rất hiệu quả. "Ăn rau của tôi không sợ thuốc, không sợ bệnh, tôi đảm bảo rất an toàn và tôi cũng không lo ai sẽ bị ngộ độc nên nhẹ tâm, an lòng…", ông Minh nhấn mạnh.
Được biết, năm 2018, ông Đặng Văn Minh được Chủ tịch TP.Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) tặng Giấy khen nông dân sản xuất giỏi, ông còn là tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất rau an toàn xã Nghĩa Hà, quản lý, hướng dẫn về mặt kỹ thuật sản xuất rau và tìm kiếm thị trường cho 10 thành viên với 2,3ha rau trong tổ.

Ông Đặng Văn Minh là người có công lớn trong việc định hướng cho bà con trong vùng trồng rau an toàn - không những giúp thay đổi nhận thức trong trồng trọt, cải thiện kinh tế, mà còn góp phần xây dựng nông thôn mới.

https://danviet.vn/quang-ngai-u60-cang-luoi-trong-rau-duoi-sau-bang-toi-va-ruou-thu-lai-hon-200-trieu-nam-20200731203925995.htm

Theo MẠNH HÙNG - HỒNG HẬU (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.